Mới đây, Bộ Nội vụ ban hành Công văn 1814/BNV-TCBC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Trong Công văn 1814/BNV-TCBC, Bộ Nội vụ nêu rõ cách tính chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi và người nghỉ thôi việc, đồng thời dẫn chứng cụ thể trường hợp của bà Nguyễn Thị D., công chức tại Ban Tổ chức huyện ủy.
Bà D. sinh ngày 2/9/1975, có 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Công chức này có 19 năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đã xếp bậc 7, hệ số lương 4,32 ngạch chuyên viên kể từ ngày 1/5/2024.
Ngoài ra, bà D. hưởng các chế độ phụ cấp gồm phụ cấp công tác Đảng – đoàn thể 30%; công vụ 25%, với tiền lương hiện hưởng là 15.668.640 đồng/tháng.
Do đơn vị hành chính cấp huyện kết thúc hoạt động, bà D. tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết nghỉ hưu trước tuổi kể từ ngày 1/7. Đây cũng là thời điểm kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo Phụ lục II Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, thời điểm nghỉ hưu của bà D. là tháng 6/2028. Vậy nên tại thời điểm xin tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi (ngày 1/7), bà D. đã nghỉ hưu sớm hơn 2 năm 11 tháng so với quy định.
Ngoài được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi, bà D. còn được hưởng thêm 3 khoản trợ cấp khác, với tổng số tiền là 877.443.840 đồng.

Cách tính mức trợ cấp bà D. được hưởng khi tự nguyện xin nghỉ hưu sớm, đơn vị cấp huyện kết thúc hoạt động (Ảnh: Nguyễn Vy).
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm