TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Khẩn trương hỗ trợ lao động Việt Nam bị thương trong vụ cháy nổ ở Đài Loan

24th September 2023 by admin

Ngày 24.9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, chiều tối 22.9 đã xảy ra vụ cháy nổ tại Công ty HHCP khoa kỹ quốc tế Minh Dương ở H.Bình Đông (Đài Loan).

Khẩn trương hỗ trợ lao động Việt Nam bị thương trong vụ cháy nổ ở Đài Loan - Ảnh 1.

Hiện trường vụ cháy nổ nhà máy ở Đài Loan

TAIWAN NEW

Thông tin từ Ban Quản lý lao động cho biết, đây là nhà máy sản xuất bóng chơi golf, có hơn 500 lao động đang làm việc, trong đó có 106 lao động Việt Nam. Các lao động Việt Nam do 2 công ty môi giới Đài Loan tiếp nhận là Công ty HHCP cố vấn nguồn nhân lực Vạn Thông – chi nhánh Đài Nam (tiếp nhận 22 lao động) và Công ty HH nguồn nhân lực quốc tế Hạo Vịnh (tiếp nhận 84 lao động).

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan cử cán bộ đến hiện trường, phối hợp với người sử dụng lao động, công ty dịch vụ việc làm, các cơ quan liên quan của Đài Loan và bệnh viện tích cực cứu chữa, bảo vệ sức khỏe của người lao động; đề nghị phía Đài Loan chi trả chi phí chữa trị và có hình thức hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người lao động bị thương; bố trí việc làm cho người lao động sau vụ cháy nổ.

Cục Quản lý lao động cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại Công ty Minh Dương cử cán bộ đại diện thường trực tại bệnh viện để phối hợp kịp thời cứu chữa, bảo vệ sức khỏe cho người lao động; phối hợp với đối tác, người sử dụng lao động động viên, ổn định tâm lý, bố trí nơi ăn, ở và chi phí sinh hoạt hàng ngày cho người lao động; chuyển chủ, chuyển xưởng cho người lao động (nếu có nhu cầu) trong trường hợp nhà máy chưa bố trí được việc làm; thường xuyên báo cáo Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền.

Tính đến chiều 23.9, cơ quan chức năng sở tại đã xác định có 6 người chết (gồm 3 lính cứu hỏa và 3 nhân viên), 98 người bị thương, 5 người mất tích.

Các lao động Việt Nam đều không nguy hiểm đến tính mạng, trong số 16 lao động Việt Nam bị thương, có 3 người bị thương nặng, 4 người bị thương mức trung bình, 9 người bị thương nhẹ (trong đó có 3 người đã được xuất hiện). 

Các cơ quan chức năng sở tại đã tiến hành phát tiền trợ cấp ban đầu cho người lao động bị thương trong vụ hỏa hoạn. Lao động bị thương nặng được trợ cấp 100.000 đài tệ (khoảng 76 triệu đồng), lao động bị thương mức trung được trợ cấp 10.000 đài tệ (khoảng 7,6 triệu đồng) và lao động bị thương nhẹ được trợ cấp 5.000 đài tệ (khoảng 3,8 triệu đồng).

Bộ Lao động Đài Loan đã yêu cầu các công ty môi giới Đài Loan và chủ sử dụng lao động ổn định điều kiện ăn ở cho người lao động, hướng dẫn các công ty môi giới hỗ trợ người lao động chuyển chủ nếu cần.

Trong thời gian tới, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam và phía Đài Loan theo dõi sát tình hình, kịp thời xử lý các phát sinh, đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động làm việc tại Nhà máy Minh Dương.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: Bị, ch&aacutey, Đ&agravei, động, Hộ, khăn, Loan, NỢ, thường, trở, trong, trương, Việt, vụ

Tình hình doanh nghiệp TP.HCM hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào?

8th July 2023 by admin

Doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng

Ngày 4.7, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát 5.861 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM, có 3.642 doanh nghiệp trả lời hoạt động bình thường (chiếm 62,14%), có 632 doanh nghiệp trả lời thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 10,78%), có 1.493 doanh nghiệp trả lời hoạt động của họ gặp nhiều khó khăn (chiếm 25,47%).

Phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu đơn hàng (chiếm 88,75%), thiếu vốn kinh doanh (chiếm 8,94%), thay đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm 1,22%) và thiếu lao động (chiếm 1,09%)…

Tình hình doanh nghiệp hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp khó khăn dẫn đến hàng chục ngàn lao động mất việc

NHẬT THỊNH

Theo khảo sát, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, thị trường xuất khẩu; thiếu nguồn cung, nguyên vật liệu; thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ nhà nước; thiếu thông tin hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng than khó tiếp cận các nguồn vốn vay; khó tìm kiếm nguồn lao động phù hợp; chất lượng, tay nghề của lao động không đáp ứng yêu cầu.

Xem nhanh 12h ngày 4.7: Bản tin thời sự toàn cảnh

TP.HCM giảm khoảng 30.000 lao động

Về tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cũng theo kết quả khảo sát 5.861 doanh nghiệp với 652.580 lao động đang làm việc, Sở LĐ-TB-XH thông tin hiện TP.HCM có 377.198 lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI, chiếm 57,8%); có 249.355 lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 38,21%) và có 26.027 lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 3,99%).

Lao động chủ yếu làm việc ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông; dịch vụ lưu trú và ăn uống…

So với thời điểm cuối năm 2022, có 2.906 doanh nghiệp giữ nguyên số lao động (chiếm 49,58% tổng số doanh nghiệp được khảo sát); có 1.464 doanh nghiệp có số lao động giảm, không tăng (chiếm 24,98%); có 766 doanh nghiệp có số lao động vừa tăng vừa giảm, chiếm 13,07% và có 725 doanh nghiệp có số lao động tăng (chiếm 12,37%).

Trong đó, số lao động tăng là 13.245 người và số lao động giảm khoảng 30.000 người.

Doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng hậu Covid-19

Bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết đánh giá của đơn vị trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường lao động TP.HCM có nhiều biến động dưới tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp còn chậm, nhiều doanh nghiệp sau thời gian ứng phó với đại dịch Covid-19, nguồn lực tài chính khó khăn để có thể tổ chức lại hoạt động sản xuất đáp ứng sự thay đổi về tiêu chuẩn, thị hiếu và yêu cầu mới của khách hàng về hàng hóa.

Tình hình doanh nghiệp hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào? - Ảnh 2.

Doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử; chế biến gỗ… còn đối mặt nhiều khó khăn sắp tới

NHẬT THỊNH

Tuy nhiên, TP.HCM đã có nhiều biện pháp chủ động, tích cực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh như thu hút đầu tư, giảm lãi suất, hỗ trợ giảm thuế, đồng thời nắm bắt diễn biến của thị trường lao động nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động tìm kiếm việc làm mới, đa dạng các hình thức để tăng hiệu quả kết nối cung – cầu lao động.

Mặc dù bức tranh thị trường lao động đang sáng dần lên theo đà phục hồi của nền kinh tế; song kinh tế của TP.HCM vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khó lường khi thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu tuy có tăng nhưng còn chậm; tình trạng đơn hàng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi về mức trước đại dịch trong khi việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài lại gặp khó khăn.

Điều này dẫn đến tình hình lao động, việc làm tiếp tục có nhiều biến động, việc cắt giảm lao động vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là các ngành dệt may – giày da; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử; chế biến gỗ.

Để thúc đẩy thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ và bền vững, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho rằng TP.HCM cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp, chính sách phát triển kinh tế, ổn định việc làm.

Số vốn thành lập doanh nghiệp giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm 2022

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính từ đầu năm đến 20.6, TP.HCM đã cấp phép 23.035 doanh nghiệp với vốn đăng ký hơn 212.626 tỉ đồng, tăng 7,6% về giấy phép và giảm 18,3% về vốn so với cùng kỳ.

Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu (gồm thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn – khoa học công nghệ; giáo dục – đào tạo; y tế) có 17.085 doanh nghiệp thành lập, tăng 9% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 137.557 tỉ đồng, giảm 29,6%.

Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì có 20.621 công ty TNHH, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 162.513 tỉ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần có 2.063 đơn vị, giảm 18,3%; vốn đăng ký 49.876 tỉ đồng, giảm 60,1%. Còn doanh nghiệp tư nhân 347 đơn vị, tăng 77,9%; vốn đăng ký 182 tỉ đồng, tăng 107,1%.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: doanh, điểm, h&igravenh, hiện, Kh&oacute, khăn, kinh, n&agraveo, nghiệp, sản, T&igravenh, TP.HCM, XUẤT

Khó khăn của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn ở người lao động

2nd July 2023 by admin

Theo báo cáo kinh tế – xã hội của TP.HCM 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và của TP.HCM bị ảnh hưởng, đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Tình hình này nằm trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi, thị trường bất động sản, thị trường tài chính chậm cải thiện. 

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở TP.HCM tăng về số lượng, nhưng giảm về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2022 (giảm 19%); thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI) giảm mạnh (giảm hơn 37%).

Thống kê của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho thấy mặc dù thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi khi tỷ lệ tạo việc làm mới và tỷ lệ giải quyết việc làm tăng, song đời sống người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn khi thất nghiệp gia tăng.

Giámđốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM: 'Khó khăn của doanh nghiệp mới lan đến khó khăn của lao động' - Ảnh 1.

Đời sống người lao động hiện nay gặp nhiều khó khăn

NHẬT THỊNH

Cần giải pháp lớn để tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan như Liên đoàn Lao động TP.HCM để nắm sát tình hình của doanh nghiệp, sức khỏe doanh nghiệp.

“Chính khó khăn của doanh nghiệp mới lan đến khó khăn của người lao động. Trong thời gian qua, với thẩm quyền của đơn vị, Sở LĐ-TB-XH đã tiếp cận, nắm thông tin của các doanh nghiệp và sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất”, ông Lê Văn Thinh nói.

Với những doanh nghiệp cắt giảm lao động khiến nhiều người lao động mất việc, Sở LĐ-TB-XH đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp cận người lao động để nắm số lượng bị ảnh hưởng, đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để kết nối, giới thiệu việc làm.

Giámđốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM: 'Khó khăn của doanh nghiệp mới lan đến khó khăn của lao động' - Ảnh 2.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh

TUẤN HÙNG

Theo ông Thinh, trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là nắm nhu cầu lao động của doanh nghiệp cần tuyển và nhu cầu giảm để kết nối nguồn lực lao động. Việc thực hiện nghiêm trách nhiệm này trong thời gian qua đã đạt được hiệu quả nhất định, điển hình là kết nối việc làm khi Công ty TNHH PouYuen Việt Nam giảm hàng ngàn lao động.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng đề cập đến các chính sách chăm lo cho người lao động. Hiện nay, ngành công đoàn đã và đang thực hiện các chính sách chăm lo, chia sẻ với các trường hợp người lao động khó khăn. Tuy nhiên, ông cho rằng các quận, huyện quan tâm hỗ trợ các trường hợp công nhân lao động thuê nhà trên địa bàn, nhằm có những chính sách hỗ trợ giảm, miễn tiền thuê nhà cho công nhân để vượt qua giai đoạn khó khăn, giống như giai đoạn chống dịch Covid-19.

“Đặc biệt, tôi nghĩ rằng TP.HCM và T.Ư cần có những chính sách lớn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đó mới là cái gốc chăm lo cho người lao động”, ông Lê Văn Thinh nói.

“Bởi lẽ trong thực tế, nếu kinh tế phát triển, sản xuất tốt thì doanh nghiệp và người lao động có thể tự tìm đến nhau, tự giải quyết nhu cầu với nhau. Còn trách nhiệm của các đơn vị nhà nước nằm ở việc giám sát mối quan hệ lao động, từ đó có hướng dẫn, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật lao động”, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM nhấn mạnh.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: CỦA, Dẫn, doanh, đến, động, Kh&oacute, khăn, nghiệp, người

Recent Posts

  • Thị trường lao động TP.HCM cuối năm: Ngành nào có nhu cầu tuyển nhiều nhất?
  • TP.HCM triển khai quy định mới về lao động người nước ngoài
  • Những khoản thu nhập nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
  • Đánh giá đúng vai trò của cung – cầu lao động
  • Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN