TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Tại sao nhà tuyển dụng không nên bỏ qua những ứng viên lớn tuổi?

5th March 2020 by admin Leave a Comment

Trong quá trình tìm kiếm nhân sự cho công ty, hầu hết các nhà tuyển dụng thường bỏ qua những ứng viên lớn tuổi.

Có thể họ lo sợ rằng người lớn tuổi thường khó quản lý hơn hoặc những đối tượng này sẽ khó theo kịp nhịp độ làm việc trong môi trường công sở hiện đại. Thế nhưng bạn sẽ gạt bỏ ngay những suy nghĩ này nếu nhận ra 5 lợi ích sau đây từ việc tuyển dụng ứng viên lớn tuổi.

1. Tạo môi trường làm việc đa dạng hơn

Nếu trong công ty của bạn tồn tại nhiều lứa tuổi cùng làm việc với nhau sẽ tạo nên một môi trường làm việc đa dạng. Điều này có thể tăng năng suất và tiềm năng của các nhân viên trẻ tuổi, đồng thời thúc đẩy các kỹ năng của nhân viên phát triển hơn. Hơn nữa, một nơi làm việc đa dạng có thể làm tăng nhận diện thương hiệu của công ty. Bạn sẽ nhận được nhiều ứng viên ứng tuyển nếu công ty có văn hóa hòa nhập giữa nhiều lứa tuổi với nhau.

Tại sao nhà tuyển dụng không nên bỏ qua những ứng viên lớn tuổi?

Nếu có nhiều tầng lớp cùng làm việc với nhau sẽ tạo nên một môi trường làm việc đa dạng

2. Họ có nhiều kinh nghiệm

Một lợi ích chắc chắn và rõ ràng nhất khi tuyển dụng ứng viên lớn tuổi là họ có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Những người thuộc thế hệ cũ có thể có sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong quá trình làm việc của họ. Kinh nghiệm này chắc chắn đã dạy cho họ một loạt những điều có thể được áp dụng cho vai trò hiện tại. Có thể bạn cho rằng, người lớn tuổi sẽ không bắt kịp được những kỹ năng về công nghệ; tuy nhiên, những kỹ năng này có thể học được. Ngược lại, đào tạo những người trẻ tuổi có sự khôn ngoan hoặc suy nghĩ chín chắn như những người đã có nhiều năm “lăn lộn” với nghề là điều hoàn toàn không thể.

3. Lòng trung thành

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lao động càng lớn tuổi càng mong muốn được kéo dài thời gian làm việc của họ lâu hơn so với các thế hệ trước. Khoảng hơn 50% những người ở độ tuổi trên 55 dự định sẽ làm việc ngoài tuổi về hưu. Tuổi nghỉ hưu mặc định cũng không còn bị ép buộc ở tuổi 65. Điều này có khả năng mang lại kết quả tích cực cho tỷ lệ duy trì trong một tổ chức và tất cả chúng ta đều biết lòng trung thành quan trọng như thế nào đối với một doanh nghiệp .

4. Họ có sự trưởng thành

Một lợi ích nữa sẽ khiến bạn an tâm nếu tuyển dụng ứng viên lớn tuổi là ở họ có sự trưởng thành nhất định. Điều này có nghĩa là họ biết cách cư xử, biết những gì nên và không nên làm tại nơi làm việc. Trong khi đó, những người trẻ tuổi thường có cái tôi và tự ái rất cao, đây cũng là nguyên nhân dễ gây nên xích mích trong quá trình làm việc.

Bên cạnh đó, khả năng một nhân viên lớn tuổi bị lôi kéo vào chính trị văn phòng, bè phái hoặc vi phạm nội quy công ty thường rất hiếm khi xảy ra. Họ thường sẽ né tránh những ồn ào nơi công sở và luôn tập trung vào công việc của mình.

Tại sao nhà tuyển dụng không nên bỏ qua những ứng viên lớn tuổi?

Nhân viên lớn tuổi thường chỉ tập trung vào công việc của họ

5. Tiết kiệm chi phí

Thông thường, các ứng cử viên lớn tuổi thường mong đợi mức lương cao hơn so với ứng viên trẻ, nhưng điều này đáng giá để đảm bảo cho một nhân viên có kinh nghiệm hơn. Nhân viên lớn tuổi có thể tiết kiệm chi phí của bạn về lâu dài chỉ bằng cách giúp bạn tránh những sai lầm tốn kém hoặc mất thời gian. Hơn nữa, nhân viên lớn tuổi có thể trở thành những người quản lý, đào tạo cho những nhân viên trẻ tuổi hơn, giúp công ty tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể.

Trên đây là 5 lợi ích phổ biến nếu bạn nhận thuê người tìm việc lớn tuổi. Mặc dù vẫn có một số bất lợi nhưng nhìn chung tuyển dụng nhân viên lớn tuổi có thể mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Nguồn: Internet

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm

7 điều cần ghi nhớ để mô tả bản thân ấn tượng trong CV

1st March 2020 by admin Leave a Comment

Hồ sơ xin việc làm thường được xem là cơ hội duy nhất giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng. Do đó, hãy chắc chắn rằng những từ bạn sử dụng để mô tả bản thân là một ứng viên đáng chú ý cho công việc. Để làm được điều này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn.

Lưu ý khi mô tả bản thân bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong hồ sơ xin việc

Cẩn thận khi tự đưa ra danh xưng – Thông thường một người phải mất 10.000 giờ thực hành trong một lĩnh vực cụ thể mới trở thành chuyên gia trong vấn đề hoặc kỹ năng đó. Thế nên, trước khi bạn tự cho mình là một chuyên gia về bất cứ điều gì trong hồ sơ xin việc làm, hãy dành một phút để xem xét liệu bạn có thực sự đạt đến trạng thái chuyên gia khi nói đến chủ đề cụ thể đó không. Hãy sử dụng các thuật ngữ chỉ mức độ trải nghiệm một cách khiêm tốn nếu bạn không có bằng chứng thuyết phục.

Sử dụng các ví dụ minh họa để hỗ trợ – Một khi bạn đã mô tả bản thân là người có ý tưởng, nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn có thể đưa ra bằng chứng về lời khẳng định đó. Vì vậy, nếu bạn tập trung vào việc mô tả bản thân là một người sáng tạo, tốt hơn hết bạn nên có một số ví dụ về hoàn cảnh cụ thể khi bạn sử dụng sự sáng tạo ở nơi làm việc. Hãy làm cho khả năng sáng tạo của bạn trở nên hữu hình với nhà tuyển dụng và cho thấy các ý tưởng sáng tạo của bạn đã tạo ra sự khác biệt tích cực có lợi cho đội nhóm của mình.

Thể hiện bản thân đúng như mô tả – Hầu hết mọi người đều có khả năng tổ chức ở một mức độ nhất định để hoàn thành công việc của họ. Khi bạn thể hiện trong hồ sơ xin việc làm là bạn có khả năng tổ chức tốt, có phải là bạn kỳ vọng rằng bạn có thể tổ chức tốt hơn bất kỳ ứng viên nào khác?

Trước khi bạn mô tả bản thân là có tổ chức, hãy đảm bảo rằng bạn trình bày hồ sơ xin việc làm một cách hợp lý, gọn gàng và chính xác.

Không sử dụng các từ ngữ quá cường điệu – Bạn cực kỳ đam mê, nhiệt tình và siêng năng trong công việc của bạn? Nếu như vậy thì thật tốt. Nhưng sử dụng các từ này để định lượng mức độ phấn khích của bạn và mức độ bạn muốn có công việc này có thể không có lợi cho bạn. Sử dụng những từ như “cực kỳ” có thể khiến bạn trông có vẻ quá nhiệt tình, quá hào hứng.

Hãy để các thành tựu của bạn nói thay cho bạn – Hầu hết các nhà tuyển dụng tiềm năng đều có thể nhận ra hoài bão của bạn theo cách bạn mô tả bản thân trong hồ sơ xin việc làm và tại một cuộc phỏng vấn. Có hoài bão là một phẩm chất tuyệt vời, điều đó có nghĩa là bạn rất hào hứng phấn đấu để đạt được các thành tựu lớn.

Hãy để các thành tựu và thành công của bạn giải thích rõ cho hoài bão của bạn thay bạn. Bạn không cần phải nhắc nhở mọi người về việc bạn muốn thành công như thế nào và rằng bạn sẽ làm bất cứ điều gì để cạnh tranh. Bạn có thể vô tình thể hiện sự tự phụ hoặc quá tập trung vào việc hướng đến thành công của bản thân hơn là của đội nhóm và doanh nghiệp.

Thể hiện sự cẩn thận và biết kiềm chế – Các ứng viên trẻ tuổi có thể muốn thể hiện cá tính của họ. Họ là người mới ở nơi làm việc và mọi thứ đối với họ đều mới mẻ và thú vị. Lần đầu tiên gặp gỡ những người mới và trải nghiệm thế giới làm việc có thể rất vui và họ muốn nhà tuyển dụng biết họ sẽ phấn khích như thế nào khi làm việc và tạo ra các mối quan hệ trong văn phòng.

Hãy cẩn thận để không làm bản thân bạn trông giống như một người trẻ tuổi thiếu suy nghĩ và ham vui. Nếu bạn là người thân thiện và dễ gần thì điều đó sẽ thể hiện qua cách viết hồ sơ xin việc làm và khi tương tác với người phỏng vấn. Do vậy, bạn không cần phải nói ra điều này một cách trực tiếp.

Trung thực – Cách tồi tệ nhất để thể hiện bản thân trong hồ sơ xin việc làm là không phải mô tả chính bạn. Hãy trung thực, khiêm tốn và chính xác. Điều quan trọng là bạn phải mô tả các kỹ năng và đặc điểm tính cách tốt nhất của mình nhưng đừng tỏ ra khoe khoang về chúng.

Bạn đang tìm kiếm các tính từ tốt nhất để mô tả bản thân trong hồ sơ xin việc làm? Không cần phải tìm đâu xa. Hãy sử dụng danh sách các tính từ sau đây và ngừng bận tâm về cách làm thế nào để mô tả bản thân trong CV hoặc thư xin việc.

Những từ mô tả về bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong CV

Có khả năng/ Có thể (Able) – Tôi có thể nói 4 ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Pháp.

Chăm chỉ (Hard working) – Tôi là một người chăm chỉ và tận tâm hoàn thành công việc.

Đáng tin cậy (Trustworthy) – Tôi thường được giao nhiệm vụ kiểm tra lại số tiền sau khi bán hàng để làm từ thiện.

Có động lực (Motivated)- Tôi có động lực làm việc vào cuối tuần để kịp hoàn thành công việc.

Kinh nghiệm (Experience)- Tôi có kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong đội nhóm.

Linh hoạt (Flexible) – Tôi linh hoạt trong cách thức và thời gian làm việc, có thể làm việc vào buổi tối và cuối tuần.  

Có tổ chức (Organised) – Tôi đã tổ chức, sắp xếp phân chia công việc cho nhân viên trong 5 năm qua.

Hài hước (Humorous) – Hài hước là điều khiến tôi trở thành người được các đồng nghiệp yêu mến mặc dù trong công việc tôi rất nghiêm túc.

Đạt được (Achieved) – Tôi đã đạt được thành tích nhân viên xuất sắc trong 2 năm liên tiếp.

Quản lý (Managed) – Tôi đã quản lý một số dự án lớn cùng một lúc.

Đúng giờ (On time)- Bất cứ khi nào hẹn gặp với ai đó, tôi luôn đến đúng giờ.

Tiết kiệm (Savings) – Nhờ tiết kiệm, tôi có thể giảm được số lượng giấy in đáng kể cho phòng ban.

Giao tiếp rõ ràng (Articulate) – Tôi là một người giao tiếp rõ ràng trong mọi tình huống.

Mặc dù các từ trên có thể là những bổ sung tuyệt vời cho hồ sơ xin việc làm của bạn, nhưng cũng có một số từ khác mà bạn nên cẩn thận khi sử dụng.

Những từ miêu tả bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt nên tránh trong CV

Sáng tạo (Think out of the box) – Tránh viết trong CV các kiểu câu như “Tôi đã quen với việc suy nghĩ sáng tạo”. Thay vào đó hãy cung cấp các ví dụ hấp dẫn về khả năng tư duy sáng tạo của bạn và nhấn mạnh vào lợi ích hoặc lợi thế mà sự sáng tạo đó mang lại cho công ty.

Tập trung vào chi tiết (Detail Oriented) – Ngay cả khi bạn xuất sắc về ngữ pháp hoặc văn phong, bạn vẫn có thể mắc lỗi trong hồ sơ xin việc làm. Trong khi một số nhà tuyển dụng có thể bỏ qua hoặc không chú ý đến một hoặc hai lỗi nhỏ thì việc sử dụng các cụm từ như “chú ý vào chi tiết” có thể dẫn đến nhiều rắc rối khác.

Hướng đến kết quả (Results – driven) – Tránh giới hạn bản thân bằng cách sử dụng những từ như vậy trong hồ sơ xin việc làm. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh cách bạn được thúc đẩy bởi mục đích phát triển cá nhân hoặc đội nhóm của công ty.

Đam mê (Passionate) – Nếu bạn không đam mê vị trí công việc này, có thể bạn sẽ không nộp hồ sơ ứng tuyển. Vì vậy, để nổi bật trong đám đông bạn nên áp dụng một chiến thuật mới.

Có tinh thần đồng đội (Team Player) – Bạn cần nhấn mạnh rằng bạn rất thích một môi trường làm việc hợp tác và thân thiện nhưng “có tinh thần đồng đội” không phải là điều bạn nên nói trong hồ sơ xin việc. Ngoài ra, hãy đưa vào các công việc mang lại lợi ích hấp dẫn cho công ty mà bạn và đồng nghiệp đã cùng nhau thực hiện.

Trên đây là một số lời khuyên về cách mô tả bản thân trong CV xin việc. Hi vọng những điều này sẽ truyền cảm hứng để bạn có thêm nhiều ý tưởng trong cách mô tả bản thân một cách thuyết phục và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đặng Hảo

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: ấn, BÁN, cần, để, điều, nhớ, tả, thân, trong, tượng

7 cụm từ làm hỏng đơn xin việc làm của bạn

20th December 2019 by admin Leave a Comment

7-cum-tu-lam-hong-don-xin-viec-lam-cua-ban

Giống như một bản CV, viết đơn xin việc làm cũng là một trong những phần khó khăn nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm. Nó không chỉ đòi hỏi sự chú ý nghiêm ngặt đến từng chi tiết mà còn tập trung vào việc “tiếp thị” bản thân một cách hiệu quả với những người bạn chưa từng gặp trước đây chỉ trong vài đoạn văn ngắn ngủi. Để giảm bớt áp lực và tiết kiệm thời gian, bạn có thể sẽ dựa vào một số cụm từ hoặc từ ngữ có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ lá đơn nào khác, nhưng chúng lại là những điều mà nhà tuyển dụng “ngán ngẩm”. Nếu đơn xin việc làm của bạn có 7 cụm từ sau đây, đã đến lúc loại bỏ chúng và thay thế bằng những từ khác để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng tiềm năng.   

“Tôi tên là…”

Theo định dạng chuẩn thì tên đầy đủ của bạn sẽ được đặt trong phần đầu và phần chữ ký của đơn xin việc làm. Thế nên, bạn không cần lặp lại trong nội dung chính. Thay vì bắt đầu thư bằng một lời giới thiệu không cần thiết, hãy đi thẳng vào phần cốt lõi về những gì bạn muốn trình bày. Điều này giúp bạn trông tự tin hơn và bạn cũng có nhiều không gian hơn để đưa vào các thông tin mà nhà tuyển dụng thực sự muốn đọc.

“Tôi viết thư này để xin ứng tuyển vào…”

Nếu bạn đang gửi thư xin việc, hiển nhiên rằng bạn đang muốn có một cơ hội việc làm. Thay vì sử dụng cụm từ cho thấy bạn có một chút khép nép này để đề cập đến vị trí ứng tuyển, hãy đặt tiêu đề công việc vào phần lập luận của bạn. Nên tránh viết “Tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí Quản lý chăm sóc khách hàng” như thường thấy ở các đơn xin việc mẫu, mà thay vào đó là “Năm năm kinh nghiệm làm nhân viên chăm sóc khách hàng, cùng với chứng nhận quản lý dự án có được giúp tôi tự tin ứng tuyển vào vai trò Quản lý chăm sóc khách hàng của quý công ty”.

“Tôi nghĩ…”

Khi bạn đang viết điều gì đó trong thư xin việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, rõ ràng đó là những gì bạn nghĩ. Thế nên cụm từ này không có bất cứ ý nghĩa nào ngoài việc làm giảm sức mạnh ngôn từ của bạn và cho thấy bạn đang thiếu tự tin – điều bạn không nên thể hiện với bất cứ nhà tuyển dụng nào.

“Như anh/chị có thể thấy trong CV của tôi…”

Nếu một số thông tin nhất định về bạn có sẵn trong CV thì bất cứ ai đã đọc qua sẽ biết điều đó, thế nên đây là cụm từ không nhất thiết phải có trong mẫu đơn xin việc viết tay hoặc đánh máy. Hơn nữa, nó còn mang một chút cảm giác rằng bạn đang tỏ ra là “kẻ bề trên”. Vì vậy, thay vì viết “Như anh/chị có thể thấy trong CV, tôi đã có 5 năm kinh nghiệm làm quản lý bán hàng”, thì chỉ cần nói “Tôi đã làm việc ở vị trí quản lý bán hàng trong 5 năm”. Điều này cung cấp cho bạn nhiều không gian hơn để chia sẻ các kỹ năng tuyệt vời bạn đã tích lũy được trong công việc. 

 “Suy nghĩ sáng tạo”

Thay vì sử dụng “sáo ngữ” này để mô tả về bản thân và không cung cấp bất cứ giá trị nào cho nhà tuyển dụng, hãy mô tả về những lần sáng tạo mà bạn đã thực hiện ở vị trí của mình. Đó có thể là các giải pháp hay, các sáng kiến mà bạn đã đưa ra và kết quả khả quan đạt được từ sự thay đổi. Đây là những điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn được nhìn thấy. 

“Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời”

Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời của bạn nên được thể hiện thông qua việc viết một lá thư xin việc nổi bật. Cụm từ này quá chung chung đến nỗi không ai có thể suy luận được bất cứ điều gì về bạn từ nó. Thay vì mô tả bản thân bạn là một người giao tiếp tuyệt vời – điều mà rất nhiều người sẽ nói về bản thân họ – hãy liệt kê các kỹ năng cụ thể mà bạn có được liên quan đến giao tiếp hiệu quả, nhất là khi chúng được đề cập trong mô tả công việc.

 “Hoàn toàn phù hợp”

Quy trình nộp hồ sơ xin việc và phỏng vấn là con đường hai chiều, nơi mà ứng viên và nhà tuyển dụng cùng tìm hiểu về nhau và quyết định lẫn nhau. Gửi đơn xin việc làm chỉ là bước tiếp cận đầu tiên về vai trò và bạn không biết liệu rằng công việc có phù hợp với bạn không và mức độ phù hợp như thế nào. Do đó, nếu cho rằng mình “hoàn toàn phù hợp” ngay từ khi mới viết thư xin việc thì có lẽ bạn đang quá khoa trương về bản thân, mà điều này không phải là phẩm chất nhà tuyển dụng yêu thích ở ứng viên. Thay vì cho rằng bản thân là sự phù hợp hoàn hảo cho vai trò, hãy mô tả về những trải nghiệm khiến bạn đủ điều kiện cho công việc và thể hiện sự quan tâm về cách bạn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Pha Lê

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: BÁN, CỦA, cụm, DỌN, hỏng, LÀM, TỬ, việc

6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết

16th September 2019 by admin Leave a Comment

6-ky-nang-ban-hang-chuyen-nghiep-nhan-vien-sale-nhat-dinh-phai-biet

Bất kể loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là gì thì việc bán hàng và tiếp thị cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tăng trưởng và phát triển. Điều này làm cho các nhân viên bán hàng trở thành một trong những thành viên quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Một số người có khả năng bẩm sinh khiến họ trở thành người bán hàng giỏi nhưng những người bán hàng giỏi nhất đã dành nhiều năm để mài giũa kỹ năng của họ. Vậy, giữa danh sách các kỹ năng bán hàng cần thiết, điều gì là quan trọng nhất? Dưới đây là sáu kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà bạn cần có để trở nên thành công trong lĩnh vực này.

Kiến thức chuyên sâu về sản phẩm

Bất kể bạn làm việc cho công ty nào thì một kiến thức sâu rộng về các dịch vụ/sản phẩm của công ty là hoàn toàn không thể thiếu, đặc biệt là ở vị trí bán hàng. Nếu một khách hàng hỏi bạn câu hỏi về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và bạn thấy mình không thể trả lời, việc bán hàng của bạn rất có thể sẽ thất bại. Ngược lại, khi hiểu biết đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ của công ty, bạn có thể đề xuất giải pháp cho khách hàng hay điều chỉnh sản phẩm theo yêu cầu hoặc mong muốn của họ. Điều này sẽ giúp việc bán hàng của bạn tiến triển thuận lợi và giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ

Các nhân viên bán hàng phải làm việc chăm chỉ để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, ngay cả những người hướng ngoại cũng có thể gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tức thì với những người lạ, đôi khi có tính cách khiến họ cảm thấy không thoải mái.

Cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ nhanh chóng là tìm kiếm điểm chung trước khi thực hiện các bước liên hệ đầu tiên. Biết những gì khách hàng đang đối mặt như tình hình ngành nghề hoặc công ty và trò chuyện về nó sẽ giúp bạn có bước khởi đầu thuận lợi trong việc xây dựng mối quan hệ trước khi cố gắng đặt lịch hẹn.

Hiểu biết về truyền thông xã hội

Các nhân viên bán hàng sẽ có nhiều thành công hơn nếu họ thành thạo các kỹ năng bán hàng trên các mạng xã hội. Điều đó bắt đầu bằng việc hoạt động trên LinkedIn, Instagram, Facebook và các mạng, diễn đàn khác quan trọng đối với ngành hoặc doanh nghiệp của bạn. Hãy tìm những thông tin liên quan để chia sẻ, theo dõi và tương tác với khách hàng, chú ý đến những gì quan trọng đối với họ bằng cách xem những gì họ chia sẻ và sử dụng những điều đó để tạo nền tảng cho việc xây dựng mối quan hệ.

Kiên trì

Sự kiên trì cũng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất đối với nhân viên bán hàng. Những người từ bỏ quá dễ dàng khi khách hàng tiềm năng không phản hồi sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch. Theo thống kê, trung bình một nhân viên bán hàng cần gửi khoảng 8 email cho khách hàng tiềm năng – người mà họ chưa từng nói chuyện trước đây – mới có thể nhận được phản hồi. Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là “tấn công” người mua bằng một cơn bão email đáng ghét. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng là mọi tương tác với khách hàng dù qua email, điện thoại hay các trạng thái trên mạng xã hội đều cần bổ sung các thông tin thú vị và có giá trị. Nếu không làm điều này, bạn sẽ không có cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng.

Đồng cảm sâu sắc

Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần có khả năng hiểu cách khách hàng nghĩ và tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ. Bạn càng đồng cảm với khách hàng tiềm năng, bạn càng có thể dự đoán được những gì họ sẽ làm tiếp theo. Vì vậy, bạn có thể lên kế hoạch trước để đảm bảo thỏa thuận diễn ra suôn sẻ. Chẳng hạn, nếu khách hàng cảm thấy muốn mua nhưng do dự vì vấn đề ngân sách tạm thời, bạn có thể chủ động đề xuất các kế hoạch thanh toán thay thế để chốt giao dịch nếu có sự đồng cảm sâu sắc.

Linh hoạt và nhanh nhẹn

Một số doanh nghiệp có sẵn các kịch bản để nhân viên bán hàng sử dụng khi gọi điện cho khách hàng nhưng một nhân viên bán hàng tuyệt vời sẽ không bao giờ “mù quáng” đi theo những gì đã được viết. Họ có thể nhanh chóng thích nghi với bất kỳ tình huống khó khăn nào mà khách hàng đặt ra cho họ. Họ sử dụng sự thấu cảm của mình để đọc tín hiệu của khách hàng và ứng biến khi mọi thứ không hoàn toàn đúng như những gì họ được học trong khóa đào tạo bán hàng. Thay vì nhắm mắt sao chép các chiến thuật, họ sử dụng các chiến lược bán hàng phù hợp với từng tình huống khác nhau để làm hài lòng khách hàng, đặc biệt là những “thượng đế” khó tính.

Tú Trinh

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: BÁN, biết, Chuyên, định, hàng, kỹ, năng, nghiệp, nhân, NHẶT, phải, sale, viên

Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?

28th August 2019 by admin Leave a Comment

ky-nang-giai-quyet-van-de:-ban-co-phai-la-nguoi-thanh-thao

Nói đến kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những người ở vị trí cấp cao, bởi họ có nhiều trách nhiệm hơn cũng như có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh. Ở vị trí là một nhân viên, bạn có ít khả năng được yêu cầu tìm giải pháp cho một vấn đề kinh doanh quan trọng nhưng cách bạn xử lý những vấn đề nhỏ sẽ chứng minh cho nhà quản lý thấy bạn có khả năng giải quyết tốt như thế nào. Nếu sếp của bạn nghi ngờ khả năng vượt qua khó khăn của bạn, họ có thể không tin tưởng để giao cho bạn những trách nhiệm lớn hơn cũng như nâng đỡ bạn thành người quản lý trong tương lai.

Vậy, bạn có phải là người giỏi kỹ năng này? Hãy cùng tìm câu trả lời qua các đặc điểm của người giải quyết vấn đề hiệu quả sau đây nhé.

Thái độ tích cực

Nói một cách đơn giản, người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn xem các khó khăn là cơ hội để họ học hỏi điều gì đó mới mẻ hơn, cơ hội để phát triển, để thành công hoặc để chứng minh rằng điều đó có thể được thực hiện. Bên cạnh đó, họ cũng có niềm tin sâu sắc rằng, với sự chuẩn bị đầy đủ, họ sẽ tìm ra câu trả lời đúng đắn.

Giữ sự tập trung

Có câu “Nếu bạn muốn nhanh chóng hoàn thành công việc của mình, hãy đa nhiệm. Nhưng nếu bạn muốn hoàn thành công việc với chất lượng cao, hãy tập trung”. Chúng ta luôn muốn “nhất cử lưỡng tiện” và tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng người giải quyết vấn đề hiệu quả nhận ra tầm quan trọng của sự tập trung. Kết quả là họ làm việc để giải quyết vấn đề ngay lập tức và khi có nhiều trở ngại xảy đến cùng lúc, họ sẽ giải quyết từng vấn đề một.

Đánh giá lại vấn đề

Có nhiều khả năng, cách đánh giá ban đầu không chính xác hoặc không đầy đủ. Do đó, người giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ tìm mọi cách để đào sâu hơn, phân tích kỹ càng đồng thời lắng nghe trực giác của chính họ. Trong quá trình xác định lại vấn đề đó, họ cố gắng hết sức để tránh đưa ra các phán xét vội vàng hoặc loại trừ một số khả năng hiếm khi xảy ra.  

Lắng nghe hiệu quả

Với mong muốn xử lý mọi trở ngại, người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn tập trung lắng nghe để hiểu rõ hơn chi tiết về tình huống, về những mối quan tâm cụ thể của đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng. Mỗi khó khăn có những đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến những người liên quan khác nhau. Do đó, lắng nghe tốt sẽ giúp họ có cái nhìn đầy đủ hơn về những gì đã xảy ra, từ đó mới có thể đưa ra giải pháp hiệu quả.

Liệt kê tất cả những trở ngại

Có những lúc khó khăn gặp phải có mối quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề khác và việc giải quyết có thể tạo ra phản ứng dây chuyền không mong muốn. Những người giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề có tầm nhìn xa về các yếu tố liên quan và liệt kê ra những tình huống tiềm năng có thể xảy ra khi xử lý. Do đó, họ có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.

Không ngại tham khảo ý kiến của người khác

Một đặc điểm khác của người giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề là họ không cần phải luôn luôn đúng. Họ tập trung vào việc tìm ra giải pháp phù hợp hơn là muốn chứng minh rằng họ đúng bằng mọi giá. Những người này nhận ra rằng để có được cách xử lý tốt nhất, cần phải tham khảo ý kiến của người khác, đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực đang xử lý. Họ không cảm thấy bị đe dọa bởi những ý tưởng và kiến thức rộng lớn của người khác, thay vào đó, họ sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh.

Không theo lối mòn

Một người giải quyết vấn đề tốt không chỉ sử dụng các giải pháp phổ biến mà có thể khám phá ra các cách giải quyết khả thi khác. Họ nhìn thấy nhiều hơn một giải pháp và luôn tìm kiếm những phương pháp mới mẻ, sáng tạo. Bạn đã bao giờ trải qua tình huống mà trong đó giải pháp không phải là điều bạn mong đợi để thực hiện? Đôi khi các giải pháp tuyệt vời có thể xuất phát từ những ý tưởng táo bạo và một người giải quyết vấn đề hiệu quả không ngại đi theo con đường đó.

Người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn tránh phỏng đoán và thực hiện một cách tiếp cận có hệ thống để thấy được thất bại đã xảy ra như thế nào. Bằng việc sở hữu các đặc điểm trên đây, họ sẽ có được cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề và hướng đến một giải pháp hiệu quả. Nếu bạn có được các phẩm chất được nhắc đến, thì xin chúc mừng. Nếu không, thì việc rèn luyện không bao giờ là quá muộn.

Huỳnh Trâm

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: BÁN, để, giải, kỹ, năng, người, phải, quyết, thành, thạo, vấn

  • 1
  • 2
  • Next Page »

Recent Posts

  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TUYỂN THỢ MAY TẠI THỌ AN- ĐAN PHƯỢNG.
  • Việc Làm Uy Tín 2-3 giờ 1/ngày Thêm Buổi Tối Lương 7-9 Triệu/tháng
  • Việc Làm Thêm Uy tín 2-3h/ngày Online Đăng Ký Làm Ngay Lương 7-10 Triệu/tháng
  • Việc Làm Thêm uy tín Ngoài Giờ 2-3h/ngày lương 7-9 triệu/tháng




TÀI KHOẢN




Facebook

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

KẾT NỐI

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN