TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”

28th August 2019 by admin Leave a Comment

vi-sao-ban-nghi-viec

“Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” là điều mà các nhà tuyển dụng thường đặt ra cho các ứng viên trong khi phỏng vấn. Việc họ tò mò về lý do vì sao một người từ bỏ công việc hiện tại và muốn đảm nhiệm một vai trò mới ở công ty họ là điều dễ hiểu bởi họ muốn đảm bảo rằng bạn sẽ không mang lại rắc rối cho công ty của họ.

Khi câu hỏi này được đặt ra, đừng bắt đầu nói về các điều kiện làm việc tồi tệ, đối xử không công bằng hay những điều tương tự. Mặc dù điều này có thể là lí do nhưng bạn cần đưa ra câu trả lời một cách chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài câu trả lời gợi ý mà bạn có thể tham khảo và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với tình huống của bạn.

Một mối quan hệ xấu với cấp trên

Sếp của bạn cũng là con người và không có người nào là hoàn hảo cả. Nhiều cuộc khảo sát kết luận rằng nhân viên không rời bỏ công ty mà là người quản lý. Nếu bạn nghỉ việc vì sếp, bạn có thể nói: “Gần đây tôi đã nhận ra rằng định hướng mà cấp trên của tôi đang đi khác với con đường tôi muốn hướng đến. Điều này đã gây khó khăn cho tôi khi tiếp tục hợp tác với người quản lý. Do đó, tôi muốn tìm kiếm một công việc khác phù hợp mà ở đó tôi dễ dàng làm việc hiệu quả hơn, mang lại năng suất cho công ty cũng như ý nghĩa cho sự nghiệp của chính mình.”

Công việc quá tải

Số lượng công việc bạn làm rất quan trọng. Nếu quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn có thể không có thời gian dành cho gia đình hoặc bạn bè trong khi đây là một phần quan trọng đối với bạn.

Nếu bạn nghỉ việc vì lịch làm việc không có lợi cho bạn, bạn có thể trả lời: “Mặc dù tôi rất yêu thích công việc của mình nhưng do khối lượng công việc tăng lên không ngừng nên tôi đã gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Một sự cân bằng tốt sẽ giúp tôi đạt được hiệu quả hơn trong công việc và thoải mái hơn trong cuộc sống. Tôi tin rằng công việc này sẽ giúp tôi có được sự cân bằng phù hợp.”

Tìm kiếm một mức lương cao hơn

Tiền lương của bạn sẽ phản ánh loại công việc bạn làm và các kỹ năng bạn có. Trong một số trường hợp, cùng với tiền lương, công ty còn có các phúc lợi khác. Nếu bạn không thoải mái với mức lương hiện tại của mình, điều đầu tiên cần làm là nói chuyện với sếp của bạn. Nếu không có giải pháp nào sau đó thì bạn sẽ không bị “trách móc” vì tìm cách thay đổi công việc.

Trong tình huống này, bạn có thể nói: “Tôi đã có những tiến bộ đáng kể trong công việc và học được các kỹ năng mới. Nhờ điều này tôi đã có được các biện pháp giúp tiết kiệm một phần chi phí trong hoạt động của phòng ban. Tôi cảm thấy rằng kiến thức và kỹ năng của mình có thể được đánh giá cao hơn so với hiện tại. Tôi tin rằng công việc này sẽ cho tôi mức lương phản ánh đúng chuyên môn và nỗ lực của tôi.”

Thay đổi chỗ ở

Làm việc gần nhà mang lại cho bạn khá nhiều lợi ích như không phải vội vã chen lấn giữa dòng xe cộ đông đúc để kịp giờ làm vào buổi sáng. Nếu bạn đang chuyển đến một khu vực khác quá xa nơi làm việc, thì rất có thể bạn sẽ cần phải thay đổi công việc và bạn có thể nói: “Gia đình tôi đã chuyển chỗ ở và điều đó khiến con đường đi làm của tôi khá xa và tôi mất nhiều thời gian để di chuyển. Mặc dù rất yêu thích công việc nhưng tôi phải tìm một vị trí khác để tránh đi làm muộn và trở về nhà trong thời gian tốt nhất. Tôi hi vọng sẽ đạt được điều đó với công việc này.”

Công việc không còn tính thử thách

Một công việc tuyệt vời nên mang đến cho bạn cơ hội phát triển tốt nhất thông qua các thách thức. Nếu bạn không gặp thử thách trong công việc, bạn sẽ không thể phát triển. Khi đưa ra lý do này, hãy cho thấy bạn có tham vọng và định hướng mục tiêu công việc như thế nào. Cụ thể, “Tôi đã làm công việc hiện tại trong 5 năm và đã hiểu mọi thứ về nó. Điều này làm cho công việc của tôi ít thú vị hơn. Tôi đã đăng ký một khóa học nâng cao mà tôi sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Xem xét mô tả công việc được đề cập trong tin đăng tuyển, tôi tin rằng công ty của bạn sẽ cung cấp cho tôi một cơ hội phát triển tốt hơn.”

Bạn cần lưu ý những gì?

Khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” của nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số điều cần tránh như sau:

Không than phiền về đồng nghiệp/sếp/công ty cũ

Điều này chỉ biến bạn thành kẻ hay tám chuyện và chuyên gây rắc rối. Mặt khác, người phỏng vấn không thích nghe những lời nói xấu của bạn về công ty hiện tại. Họ sẽ nghĩ, nếu bạn nói xấu công ty hiện tại, bạn cũng có thể nói xấu công ty của họ trong tương lai.

Đừng than phiền về tài chính công ty không ổn định, chậm lương bởi điều này sẽ khiến người phỏng vấn nghi ngờ về lòng trung thành của bạn với công ty.

Không nên trả lời rằng bạn nghỉ việc vì “lý do cá nhân”

Đây là một câu trả lời rất chung chung và thiếu thông tin cho nhà tuyển dụng, vì vậy, có thể họ sẽ không hài lòng. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện càng chân thật càng tốt để tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng nhưng nhớ lưu ý 2 điều trên.

Nghe có vẻ đáng sợ nhưng nếu nhìn vào một khía cạnh khác thì câu hỏi về lí do nghỉ việc là cơ hội để bạn tạo được sự khác biệt và quảng bá bản thân với nhà tuyển dụng. Mong rằng với những cách gợi ý trên đây bạn sẽ có được ý tưởng để tạo ra câu trả lời thuyết phục nhất cho mình. 

Mai Hương          

Phỏng vấn việc làm

Filed Under: Phỏng vấn việc làm Tagged With: “Vì, BÁN, cách, câu, hỏi, lợi, nghỉ, trả, việc

Kỹ năng đặt câu hỏi: 7 cách để trở nên giỏi hơn

1st August 2019 by admin Leave a Comment

ky-nang-dat-cau-hoi

Thiếu kỹ năng đặt câu hỏi đồng nghĩa với việc bạn sẽ không đưa ra những câu hỏi chính xác. Khi đó bạn có thể không nhận được câu trả lời mà bạn cần nghe hoặc nhận được thông tin sai hoàn toàn. Điều này khiến bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi hơn, tốn nhiều thời gian hơn để có được phản hồi mong muốn, dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả.

Đó là lí do vì sao bạn cần cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi và sau đây là 7 cách giúp bạn làm điều đó một cách dễ dàng.

Đừng hỏi các câu hỏi đóng

Khi dùng kiểu câu hỏi “Có – Không”, bạn thường sẽ nhận được thông tin không đầy đủ. Thay vào đó, hãy hỏi một câu hỏi mở. Bằng cách này, bạn sẽ có được thông tin chi tiết và thông tin bổ sung mà bạn có thể không biết chúng đang tồn tại. Những câu hỏi bắt đầu bằng “Điều gì?”, “Ai?”, “Như thế nào?”, “Khi nào?”, “Ở đâu?” sẽ khiến đối phương xem xét kỹ hơn về câu trả lời của họ và cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn.

Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe

Hãy kết nối những câu hỏi với nền tảng của người nghe và sử dụng các từ, cụm từ mà họ có thể hiểu. Tránh dùng các từ ngữ chuyên môn trong khi bạn trao đổi với ai đó bên ngoài ngành nghề của bạn. Nếu họ dường như không hiểu những gì bạn yêu cầu, hãy hỏi lại bằng cách từ khác đơn giản hơn.

Sử dụng các diễn đạt trung lập

Đặt các câu hỏi mang tính định hướng như “Bạn thích các tiện nghi tuyệt vời tại trung tâm hội nghị đó như thế nào?” sẽ không hiệu quả. Bởi vì câu hỏi thể hiện quá rõ ràng quan điểm của người hỏi, đối phương không thể trả lời bất cứ điều gì tiêu cực về nó, ngay cả khi họ “ghét” nơi này. Họ sẽ không nói ra cảm giác thật của mình và bạn đã mất một cơ hội để biết sự thật. Một câu hỏi được diễn đạt theo cách trung lập sẽ gợi ra một thông tin chính xác hoặc một ý kiến trung thực, chẳng hạn, “Bạn thấy nơi đó như thế nào?” sẽ hữu ích hơn nhiều.

Đào sâu bằng các câu hỏi tiếp theo

Luôn luôn cân nhắc sử dụng các câu hỏi tiếp theo để làm rõ vấn đề, nếu không bạn sẽ rơi vào tình trạng phải suy đoán. Giả sử bạn đang nói chuyện với đồng nghiệp và cần biết chi tiết về một dự án. Đồng nghiệp của bạn nói rằng nhà cung cấp X rất khó để hợp tác. Điều này khiến bạn thắc mắc và muốn tìm hiểu. Một câu hỏi như “Điều gì khiến bạn nói như vậy?” sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân chính xác.

Có thể không phải vì nhà cung cấp rất khó để hợp tác cùng mà là do họ không trả lời các thắc mắc một cách nhanh chóng hoặc bất kỳ lý do nào khác. Các câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn và đưa ra nhận xét chính xác của mình về mọi thứ.

Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm

Để có được câu trả lời rõ ràng, hãy tạo ra các câu hỏi ngắn, mỗi câu hỏi chỉ bao gồm một điểm duy nhất. Nếu bạn thực sự muốn biết hai điều khác nhau, hãy hỏi hai câu hỏi riêng biệt.

Không ngắt lời

Đừng làm gián đoạn người mà bạn đang nói chuyện bởi nó cho thấy bạn không hứng thú với những gì họ đang nói và ngăn chặn dòng suy nghĩ của họ. Hãy đưa ra câu hỏi của bạn, sau đó để đối phương trả lời đầy đủ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không đang nhận được câu trả lời mong muốn. Lắng nghe những gì họ nói và sử dụng điều đó để hướng họ trở lại chủ đề trong câu hỏi tiếp theo.

Nếu có áp lực về thời gian và người đó đã lạc đề thì tất nhiên bạn cần phải cắt ngang câu chuyện nhưng cần thực hiện với thái độ lịch sự nhất có thể. Điều này cho thấy bạn tôn trọng những gì họ đang nói. Hãy nói một điều gì đó như “Xin lỗi, tôi muốn chắc rằng tôi hiểu bạn. Những gì tôi hiểu là…” và sau đó đưa họ trở lại với vấn đề đang thảo luận.

Tôn trọng thời gian của người khác

Chỉ nên đặt những câu hỏi mà bạn muốn biết câu trả lời và tránh những câu không cần thiết. Hãy tôn trọng thời gian của người khác và tránh chần chừ kết thúc cuộc gặp gỡ. Đồng thời đừng quên cảm ơn đối phương vì đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng.

Cũng giống như các kỹ năng khác, việc đặt những câu hỏi hay cần phải liên tục thực hành. Điều này ngụ ý rằng bạn có thể sẽ không đạt được hiệu quả trong mỗi lần đưa ra câu hỏi. Tuy nhiên chỉ cần thường xuyên luyện tập, kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian. Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn câu trả lời chính xác, điều đó đến từ việc hỏi những câu hỏi hay.

Ngân Linh

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: cách, câu, đặt, để, giỏi, hỏi, hơn, kỹ, năng, nên, trở

7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn

1st August 2019 by admin Leave a Comment

7-cach-the-hien-tri-tue-cam-xuc-trong-buoi-phong-van

Nắm vững kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp không phải là điều duy nhất đảm bảo bạn sẽ có một công việc. Đây chỉ là nền tảng và mảnh ghép cuối cùng đến từ các kỹ năng mềm, đặc biệt là trí thông minh cảm xúc – khả năng nhận thức cảm xúc của bạn lẫn người khác và kiểm soát chúng để đạt được mục tiêu đồng thời tránh được xung đột, giảm bớt các khó khăn hoặc trở ngại…

Trên thực tế, có 71% nhà tuyển dụng cho biết họ đánh giá cao trí tuệ cảm xúc của nhân viên hơn cả IQ (chỉ số thông minh). Hơn nữa 75% cho biết họ có nhiều khả năng đề bạt một nhân viên có cảm xúc cao và 59% khẳng định họ đã từ chối các ứng viên có IQ cao nhưng trí tuệ cảm xúc thấp. Vì nhiều công ty xem trọng việc tuyển người có trí tuệ cảm xúc cao, nên nếu bạn đang tìm việc thì đó là một kỹ năng quan trọng để thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Vậy, bạn cần thể hiện điều này như thế nào? Dưới đây là gợi ý dành cho bạn.

Lắng nghe chủ động

Thay vì tập trung vào việc tìm ra câu trả lời cho điều đang được hỏi, hãy tập trung vào việc lắng nghe kỹ câu hỏi. Đừng thôi thúc bản thân rằng bạn phải trả lời câu hỏi ngay lập tức. Người phỏng vấn đang tìm kiếm một câu trả lời hoàn chỉnh, do đó hãy cho mình một chút thời gian để suy nghĩ thấu đáo. Hãy lặp lại câu hỏi bằng vốn từ của bạn để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng về nó. Nếu bạn không chắc về nội dung được hỏi, hãy nhờ người phỏng vấn lặp lại câu hỏi.

Thể hiện cảm xúc

Một trong những mục đích của cuộc phỏng vấn xin việc là xem xét cách ứng viên tương tác với mọi người và hành động trong cuộc trò chuyện chuyên nghiệp. Do đó, việc biểu hiện cảm xúc là một trong những yếu tố quyết định để tạo ấn tượng tốt. Chắc chắn, những gì bạn nói quan trọng hơn nhưng cách bạn nói sẽ tăng thêm màu sắc cho thông tin đó và cũng ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phỏng vấn. Về cơ bản, điều này có nghĩa là bạn cần thể hiện sự tự nhiên, không có cảm giác gò bó. Nếu người phỏng vấn nhận ra bạn là một ai khác, không phải là chính bạn thì họ sẽ không tin tưởng bạn và điều này làm giảm cơ hội nhận được công việc. Một vài mẹo nhỏ dành cho bạn là hành động như thể đó chỉ là một cuộc trao đổi thông tin trong công việc, tránh thể hiện cảm xúc quá mức hoặc đưa ra các phản ứng thái quá.

Chia sẻ thành quả với đồng đội

Điều này lấy ý tưởng từ các vận động viên chuyên nghiệp khi họ được phỏng vấn sau khi giành chiến thắng. Họ luôn chia sẻ thành quả với đồng đội thay vì chỉ tỏa sáng một mình. Khi được hỏi về một dự án mà bạn tự hào hoặc đã thành công, hãy nhớ nhắc đến sự đóng góp của các thành viên khác. Điều này chứng tỏ bạn là người có tinh thần đồng đội và được tin cậy hơn là tuyên bố rằng thành công đó là của riêng bạn theo cách mà những người khác hay làm.

Chia sẻ về cách bạn đang cố gắng để cải thiện bản thân

Người phỏng vấn biết rằng tất cả chúng ta đều có điểm yếu và cho rằng bạn có thể cố gắng che giấu chúng trong cuộc phỏng vấn. Miễn là điểm yếu của bạn không đưa ra một tín hiệu xấu thì hãy trung thực, cởi mở và chân thành. Điều này sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng và tôn trọng của họ.

Cho thấy bạn đã rút ra bài học từ sai lầm

Khi người phỏng vấn hỏi về một tình huống mà mọi thứ không đạt hiệu quả như mong đợi, điều tệ nhất bạn có thể làm là đổ lỗi cho đồng nghiệp. Hãy trình bày những gì xảy ra nhưng tránh đổ hết trách nhiệm cho người khác. Khi hỏi điều này, những gì người phỏng vấn muốn biết là cách bạn phản ứng và liệu rằng bạn đã làm điều gì để cải thiện tình hình. Do đó, ngoài việc nhận trách nhiệm, hãy nói thêm về cách bạn sẽ làm khác đi nếu gặp phải tình huống đó một lần nữa.

Hỏi các câu hỏi hay về giá trị và văn hóa công ty

Vào cuối cuộc phỏng vấn, chúng ta thường nhận được câu hỏi “Bạn có điều gì cần hỏi hay không?” từ nhà tuyển dụng. Khi đó hãy đặt các câu hỏi về văn hóa, giá trị của công ty và nhân viên cần làm gì để thành công trong môi trường đó. Điều này cho thấy rằng bạn không chỉ quan tâm đến công việc mà còn muốn xem bạn có phù hợp với công ty hay không. Ngoài ra, cũng thể hiện rằng bạn hiểu bản thân mình và biết được tầm quan trọng của việc phù hợp giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng và của bạn. Nhà tuyển dụng cũng đang cố gắng đánh giá điều này và nhận thức của bạn sẽ giúp họ và cả bạn đưa ra quyết định phù hợp.

Huỳnh Trâm

Phỏng vấn việc làm

Filed Under: Phỏng vấn việc làm Tagged With: buổi, cách, cảm, hiện, phỏng, thể, trí, trong, tuệ, vấn, xúc

Recent Posts

  • Nhân Viên Kế Toán Nội Bộ
  • Nhân Viên Lao Động Phổ Thông (Phụ Kho)
  • VICGROUP – TUYỂN HỌA SĨ THIẾT KẾ
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TUYỂN THỢ MAY TẠI THỌ AN- ĐAN PHƯỢNG.




TÀI KHOẢN




Facebook

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

KẾT NỐI

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN