TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề xuất hỗ trợ khoảng 230.000 lao động tự do ảnh hưởng bởi Covid-19

21st June 2021 by admin

Ngày 21.6, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết Sở này đã báo cáo với UBND TP.HCM về đề xuất chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (người lao động tự do) bị mất việc làm, gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.
Theo đó, tiêu chí đối tượng được đề xuất hỗ trợ là người lao động tự do, vốn đa phần là người lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, làm việc thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, thường không được chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản đảm bảo an sinh xã hội.
Ngoài ra, người lao động tự do bị mất việc làm, giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cũng nằm trong đối tượng được đề xuất.

Chợ tự phát vùng ven Sài Gòn vắng hoe sau Chỉ thị 10 chống Covid-19

Hỗ trợ 1 triệu đồng/người

Những người được nhận hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo thành phố trong thời gian giãn cách xã hội; cư trú hợp pháp tại địa phương (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú, được cơ quan công an xác nhận).
Đồng thời, người nhận hỗ trợ làm trong 6 nhóm công việc, gồm: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định; Thu gom rác, phế liệu; Bốc vác, vận chuyển hàng hóa; Bán lẻ vé số lưu động; Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); Làm việc tại một số địa điểm phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP.HCM ngày 30.5 (như tại các tụ điểm, khu vui chơi, giải trí, sân khấu ca nhạc, trung tâm nhà hàng tiệc cưới; tại các di tích, bảo tàng; phố đi bộ, công viên…).
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề xuất mức hỗ trợ một lần là 1 triệu đồng/người. Người lao động thuộc diện được hưởng từ 2 chế độ hỗ trợ trở lên thì chỉ được nhận 1 lần hỗ trợ.
Dự kiến có khoảng 230.000 lao động được nhận hỗ trợ. Nguồn kinh phí thực hiện từ ngân sách thành phố, Quỹ phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các nguồn hợp pháp khác, dự kiến 230 tỉ đồng.

TP.HCM tổng lực tiêm vắc xin Covid-19 gần 200 ngàn liều một ngày

Tính đến 6 giờ ngày 21.6, TP.HCM có 1.933 trường hợp mắc bệnh Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 1.686 trường hợp nhiễm trong cộng đồng. Theo HCDC, tổng số người đang thực hiện cách ly tại TP.HCM là 36.564 người. Trong đó, 11.631 người đang cách ly tập trung, 24.933 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú.
Từ ngày 19.5, TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm chủng đợt 4 với 836.000 liều (bao gồm 50.000 liều dành cho công an và quân đội). Chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 tại TP.HCM tiến hành đồng loạt từ chiều 21 – 25.6, nhằm tiêm chủng an toàn, chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ cho các nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí theo quy định.

Lao động – Việc làm | Tin Tức Tuyển Dụng
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 230.000, Ảnh, bởi, Covid19, để, động, Hộ, hưởng, khoảng, LĐTBXH, số, TP.HCM, trở, TỬ, XUẤT

7 điều cần ghi nhớ để mô tả bản thân ấn tượng trong CV

1st March 2020 by admin Leave a Comment

Hồ sơ xin việc làm thường được xem là cơ hội duy nhất giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng tiềm năng. Do đó, hãy chắc chắn rằng những từ bạn sử dụng để mô tả bản thân là một ứng viên đáng chú ý cho công việc. Để làm được điều này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn.

Lưu ý khi mô tả bản thân bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong hồ sơ xin việc

Cẩn thận khi tự đưa ra danh xưng – Thông thường một người phải mất 10.000 giờ thực hành trong một lĩnh vực cụ thể mới trở thành chuyên gia trong vấn đề hoặc kỹ năng đó. Thế nên, trước khi bạn tự cho mình là một chuyên gia về bất cứ điều gì trong hồ sơ xin việc làm, hãy dành một phút để xem xét liệu bạn có thực sự đạt đến trạng thái chuyên gia khi nói đến chủ đề cụ thể đó không. Hãy sử dụng các thuật ngữ chỉ mức độ trải nghiệm một cách khiêm tốn nếu bạn không có bằng chứng thuyết phục.

Sử dụng các ví dụ minh họa để hỗ trợ – Một khi bạn đã mô tả bản thân là người có ý tưởng, nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn có thể đưa ra bằng chứng về lời khẳng định đó. Vì vậy, nếu bạn tập trung vào việc mô tả bản thân là một người sáng tạo, tốt hơn hết bạn nên có một số ví dụ về hoàn cảnh cụ thể khi bạn sử dụng sự sáng tạo ở nơi làm việc. Hãy làm cho khả năng sáng tạo của bạn trở nên hữu hình với nhà tuyển dụng và cho thấy các ý tưởng sáng tạo của bạn đã tạo ra sự khác biệt tích cực có lợi cho đội nhóm của mình.

Thể hiện bản thân đúng như mô tả – Hầu hết mọi người đều có khả năng tổ chức ở một mức độ nhất định để hoàn thành công việc của họ. Khi bạn thể hiện trong hồ sơ xin việc làm là bạn có khả năng tổ chức tốt, có phải là bạn kỳ vọng rằng bạn có thể tổ chức tốt hơn bất kỳ ứng viên nào khác?

Trước khi bạn mô tả bản thân là có tổ chức, hãy đảm bảo rằng bạn trình bày hồ sơ xin việc làm một cách hợp lý, gọn gàng và chính xác.

Không sử dụng các từ ngữ quá cường điệu – Bạn cực kỳ đam mê, nhiệt tình và siêng năng trong công việc của bạn? Nếu như vậy thì thật tốt. Nhưng sử dụng các từ này để định lượng mức độ phấn khích của bạn và mức độ bạn muốn có công việc này có thể không có lợi cho bạn. Sử dụng những từ như “cực kỳ” có thể khiến bạn trông có vẻ quá nhiệt tình, quá hào hứng.

Hãy để các thành tựu của bạn nói thay cho bạn – Hầu hết các nhà tuyển dụng tiềm năng đều có thể nhận ra hoài bão của bạn theo cách bạn mô tả bản thân trong hồ sơ xin việc làm và tại một cuộc phỏng vấn. Có hoài bão là một phẩm chất tuyệt vời, điều đó có nghĩa là bạn rất hào hứng phấn đấu để đạt được các thành tựu lớn.

Hãy để các thành tựu và thành công của bạn giải thích rõ cho hoài bão của bạn thay bạn. Bạn không cần phải nhắc nhở mọi người về việc bạn muốn thành công như thế nào và rằng bạn sẽ làm bất cứ điều gì để cạnh tranh. Bạn có thể vô tình thể hiện sự tự phụ hoặc quá tập trung vào việc hướng đến thành công của bản thân hơn là của đội nhóm và doanh nghiệp.

Thể hiện sự cẩn thận và biết kiềm chế – Các ứng viên trẻ tuổi có thể muốn thể hiện cá tính của họ. Họ là người mới ở nơi làm việc và mọi thứ đối với họ đều mới mẻ và thú vị. Lần đầu tiên gặp gỡ những người mới và trải nghiệm thế giới làm việc có thể rất vui và họ muốn nhà tuyển dụng biết họ sẽ phấn khích như thế nào khi làm việc và tạo ra các mối quan hệ trong văn phòng.

Hãy cẩn thận để không làm bản thân bạn trông giống như một người trẻ tuổi thiếu suy nghĩ và ham vui. Nếu bạn là người thân thiện và dễ gần thì điều đó sẽ thể hiện qua cách viết hồ sơ xin việc làm và khi tương tác với người phỏng vấn. Do vậy, bạn không cần phải nói ra điều này một cách trực tiếp.

Trung thực – Cách tồi tệ nhất để thể hiện bản thân trong hồ sơ xin việc làm là không phải mô tả chính bạn. Hãy trung thực, khiêm tốn và chính xác. Điều quan trọng là bạn phải mô tả các kỹ năng và đặc điểm tính cách tốt nhất của mình nhưng đừng tỏ ra khoe khoang về chúng.

Bạn đang tìm kiếm các tính từ tốt nhất để mô tả bản thân trong hồ sơ xin việc làm? Không cần phải tìm đâu xa. Hãy sử dụng danh sách các tính từ sau đây và ngừng bận tâm về cách làm thế nào để mô tả bản thân trong CV hoặc thư xin việc.

Những từ mô tả về bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt trong CV

Có khả năng/ Có thể (Able) – Tôi có thể nói 4 ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Đức và tiếng Pháp.

Chăm chỉ (Hard working) – Tôi là một người chăm chỉ và tận tâm hoàn thành công việc.

Đáng tin cậy (Trustworthy) – Tôi thường được giao nhiệm vụ kiểm tra lại số tiền sau khi bán hàng để làm từ thiện.

Có động lực (Motivated)- Tôi có động lực làm việc vào cuối tuần để kịp hoàn thành công việc.

Kinh nghiệm (Experience)- Tôi có kinh nghiệm trong việc giải quyết các bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong đội nhóm.

Linh hoạt (Flexible) – Tôi linh hoạt trong cách thức và thời gian làm việc, có thể làm việc vào buổi tối và cuối tuần.  

Có tổ chức (Organised) – Tôi đã tổ chức, sắp xếp phân chia công việc cho nhân viên trong 5 năm qua.

Hài hước (Humorous) – Hài hước là điều khiến tôi trở thành người được các đồng nghiệp yêu mến mặc dù trong công việc tôi rất nghiêm túc.

Đạt được (Achieved) – Tôi đã đạt được thành tích nhân viên xuất sắc trong 2 năm liên tiếp.

Quản lý (Managed) – Tôi đã quản lý một số dự án lớn cùng một lúc.

Đúng giờ (On time)- Bất cứ khi nào hẹn gặp với ai đó, tôi luôn đến đúng giờ.

Tiết kiệm (Savings) – Nhờ tiết kiệm, tôi có thể giảm được số lượng giấy in đáng kể cho phòng ban.

Giao tiếp rõ ràng (Articulate) – Tôi là một người giao tiếp rõ ràng trong mọi tình huống.

Mặc dù các từ trên có thể là những bổ sung tuyệt vời cho hồ sơ xin việc làm của bạn, nhưng cũng có một số từ khác mà bạn nên cẩn thận khi sử dụng.

Những từ miêu tả bản thân bằng tiếng Anh và tiếng Việt nên tránh trong CV

Sáng tạo (Think out of the box) – Tránh viết trong CV các kiểu câu như “Tôi đã quen với việc suy nghĩ sáng tạo”. Thay vào đó hãy cung cấp các ví dụ hấp dẫn về khả năng tư duy sáng tạo của bạn và nhấn mạnh vào lợi ích hoặc lợi thế mà sự sáng tạo đó mang lại cho công ty.

Tập trung vào chi tiết (Detail Oriented) – Ngay cả khi bạn xuất sắc về ngữ pháp hoặc văn phong, bạn vẫn có thể mắc lỗi trong hồ sơ xin việc làm. Trong khi một số nhà tuyển dụng có thể bỏ qua hoặc không chú ý đến một hoặc hai lỗi nhỏ thì việc sử dụng các cụm từ như “chú ý vào chi tiết” có thể dẫn đến nhiều rắc rối khác.

Hướng đến kết quả (Results – driven) – Tránh giới hạn bản thân bằng cách sử dụng những từ như vậy trong hồ sơ xin việc làm. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh cách bạn được thúc đẩy bởi mục đích phát triển cá nhân hoặc đội nhóm của công ty.

Đam mê (Passionate) – Nếu bạn không đam mê vị trí công việc này, có thể bạn sẽ không nộp hồ sơ ứng tuyển. Vì vậy, để nổi bật trong đám đông bạn nên áp dụng một chiến thuật mới.

Có tinh thần đồng đội (Team Player) – Bạn cần nhấn mạnh rằng bạn rất thích một môi trường làm việc hợp tác và thân thiện nhưng “có tinh thần đồng đội” không phải là điều bạn nên nói trong hồ sơ xin việc. Ngoài ra, hãy đưa vào các công việc mang lại lợi ích hấp dẫn cho công ty mà bạn và đồng nghiệp đã cùng nhau thực hiện.

Trên đây là một số lời khuyên về cách mô tả bản thân trong CV xin việc. Hi vọng những điều này sẽ truyền cảm hứng để bạn có thêm nhiều ý tưởng trong cách mô tả bản thân một cách thuyết phục và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đặng Hảo

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: ấn, BÁN, cần, để, điều, nhớ, tả, thân, trong, tượng

Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?

28th August 2019 by admin Leave a Comment

ky-nang-giai-quyet-van-de:-ban-co-phai-la-nguoi-thanh-thao

Nói đến kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến những người ở vị trí cấp cao, bởi họ có nhiều trách nhiệm hơn cũng như có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh. Ở vị trí là một nhân viên, bạn có ít khả năng được yêu cầu tìm giải pháp cho một vấn đề kinh doanh quan trọng nhưng cách bạn xử lý những vấn đề nhỏ sẽ chứng minh cho nhà quản lý thấy bạn có khả năng giải quyết tốt như thế nào. Nếu sếp của bạn nghi ngờ khả năng vượt qua khó khăn của bạn, họ có thể không tin tưởng để giao cho bạn những trách nhiệm lớn hơn cũng như nâng đỡ bạn thành người quản lý trong tương lai.

Vậy, bạn có phải là người giỏi kỹ năng này? Hãy cùng tìm câu trả lời qua các đặc điểm của người giải quyết vấn đề hiệu quả sau đây nhé.

Thái độ tích cực

Nói một cách đơn giản, người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn xem các khó khăn là cơ hội để họ học hỏi điều gì đó mới mẻ hơn, cơ hội để phát triển, để thành công hoặc để chứng minh rằng điều đó có thể được thực hiện. Bên cạnh đó, họ cũng có niềm tin sâu sắc rằng, với sự chuẩn bị đầy đủ, họ sẽ tìm ra câu trả lời đúng đắn.

Giữ sự tập trung

Có câu “Nếu bạn muốn nhanh chóng hoàn thành công việc của mình, hãy đa nhiệm. Nhưng nếu bạn muốn hoàn thành công việc với chất lượng cao, hãy tập trung”. Chúng ta luôn muốn “nhất cử lưỡng tiện” và tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng người giải quyết vấn đề hiệu quả nhận ra tầm quan trọng của sự tập trung. Kết quả là họ làm việc để giải quyết vấn đề ngay lập tức và khi có nhiều trở ngại xảy đến cùng lúc, họ sẽ giải quyết từng vấn đề một.

Đánh giá lại vấn đề

Có nhiều khả năng, cách đánh giá ban đầu không chính xác hoặc không đầy đủ. Do đó, người giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ tìm mọi cách để đào sâu hơn, phân tích kỹ càng đồng thời lắng nghe trực giác của chính họ. Trong quá trình xác định lại vấn đề đó, họ cố gắng hết sức để tránh đưa ra các phán xét vội vàng hoặc loại trừ một số khả năng hiếm khi xảy ra.  

Lắng nghe hiệu quả

Với mong muốn xử lý mọi trở ngại, người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn tập trung lắng nghe để hiểu rõ hơn chi tiết về tình huống, về những mối quan tâm cụ thể của đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng. Mỗi khó khăn có những đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến những người liên quan khác nhau. Do đó, lắng nghe tốt sẽ giúp họ có cái nhìn đầy đủ hơn về những gì đã xảy ra, từ đó mới có thể đưa ra giải pháp hiệu quả.

Liệt kê tất cả những trở ngại

Có những lúc khó khăn gặp phải có mối quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề khác và việc giải quyết có thể tạo ra phản ứng dây chuyền không mong muốn. Những người giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề có tầm nhìn xa về các yếu tố liên quan và liệt kê ra những tình huống tiềm năng có thể xảy ra khi xử lý. Do đó, họ có thể tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và đưa ra giải pháp hiệu quả hơn.

Không ngại tham khảo ý kiến của người khác

Một đặc điểm khác của người giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề là họ không cần phải luôn luôn đúng. Họ tập trung vào việc tìm ra giải pháp phù hợp hơn là muốn chứng minh rằng họ đúng bằng mọi giá. Những người này nhận ra rằng để có được cách xử lý tốt nhất, cần phải tham khảo ý kiến của người khác, đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực đang xử lý. Họ không cảm thấy bị đe dọa bởi những ý tưởng và kiến thức rộng lớn của người khác, thay vào đó, họ sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh.

Không theo lối mòn

Một người giải quyết vấn đề tốt không chỉ sử dụng các giải pháp phổ biến mà có thể khám phá ra các cách giải quyết khả thi khác. Họ nhìn thấy nhiều hơn một giải pháp và luôn tìm kiếm những phương pháp mới mẻ, sáng tạo. Bạn đã bao giờ trải qua tình huống mà trong đó giải pháp không phải là điều bạn mong đợi để thực hiện? Đôi khi các giải pháp tuyệt vời có thể xuất phát từ những ý tưởng táo bạo và một người giải quyết vấn đề hiệu quả không ngại đi theo con đường đó.

Người giải quyết vấn đề hiệu quả luôn tránh phỏng đoán và thực hiện một cách tiếp cận có hệ thống để thấy được thất bại đã xảy ra như thế nào. Bằng việc sở hữu các đặc điểm trên đây, họ sẽ có được cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề và hướng đến một giải pháp hiệu quả. Nếu bạn có được các phẩm chất được nhắc đến, thì xin chúc mừng. Nếu không, thì việc rèn luyện không bao giờ là quá muộn.

Huỳnh Trâm

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: BÁN, để, giải, kỹ, năng, người, phải, quyết, thành, thạo, vấn

4 lí do công ty thường để “lương thỏa thuận” khi tuyển dụng

1st August 2019 by admin Leave a Comment

4-li-do-cong-ty-thuong-de-“luong-thoa-thuan”-khi-tuyen-dung

Có thể bạn đã từng trải qua điều này: bạn tìm thấy một cơ hội việc làm trực tuyến tuyệt vời – phù hợp với niềm đam mê, kỹ năng và chuyên môn của bạn. Càng đọc mô tả công việc, bạn càng phấn khích cho đến khi kéo xuống và thấy thông tin “Mức lương thỏa thuận/thương lượng” hoặc “Mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm”. Không chỉ bạn mà hầu hết những người xin việc đều cảm thấy thất vọng khi các thông tin đăng tuyển không bao gồm mức lương. Vậy tại sao nhiều nhà tuyển dụng không tiết lộ mức lương? Dưới đây là một số lí do cơ bản, hãy cùng tham khảo nhé!

Để tìm người bị hấp dẫn bởi công việc, chứ không phải vì tiền

Các công ty luôn muốn có những nhân viên hào hứng với công việc, chứ không chỉ làm vì mức lương họ được trả. Việc giữ bí mật về mức lương là một cách nhà tuyển dụng kiểm tra sự quan tâm của các ứng viên đối với vị trí đăng tuyển. Họ cho rằng các ứng viên nộp đơn vào vị trí mà không bị chi phối bởi mức lương nhận được là người thực sự đam mê công việc. Nói cách khác, họ đang tránh những người nộp đơn xin việc chỉ vì lương thưởng.

Tránh các thắc mắc về lương từ nhân viên hiện tại

Trong một thế giới hoàn hảo, tất cả các nhân viên làm cùng một công việc sẽ kiếm được cùng một số tiền khi họ làm việc. Tuy nhiên trong thực tế, mỗi nhân viên đều có các kỹ năng, kinh nghiệm khác biệt khiến họ trở nên có giá trị hơn và được trả mức lương cao hơn. Nếu nhân viên hiện tại biết được rằng mức lương của họ thấp hơn người mới, sẽ không tránh khỏi sự thất vọng, thắc mắc và dẫn đến sự thiếu gắn kết trong tập thể. Đây là điều không nhà tuyển dụng nào mong muốn và để ngăn chặn thì cách tốt nhất là giữ bí mật về mức lương.

Tránh sự cạnh tranh giữa các công ty trong cùng ngành nghề

Các công ty không muốn tiết lộ về mức lương của họ còn vì một lí do khác là muốn tránh tổn thương trước sự cạnh tranh trong tuyển dụng. Đối thủ trong cùng ngành nghề có thể sử dụng thông tin tiền lương để “giành” các ứng viên tuyệt vời bằng cách cung cấp cho họ mức lương cao hơn. Không có công ty nào muốn mất ứng viên tiềm năng vào tay đối thủ cả. Do đó, họ không thể tạo điều kiện dễ dàng để đối thủ cạnh tranh biết được mức lương họ chi trả cho nhân viên của mình là bao nhiêu.

Ứng viên đa dạng hơn

Trong một số trường hợp, các công ty không liệt kê mức lương vì họ sẵn sàng trả nhiều hơn cho một ứng viên thực sự đặc biệt. Đa số phạm vi tiền lương được dành cho những người có khả năng trung bình nhưng các tổ chức sẽ linh hoạt hơn nếu ứng viên đạt được sự phù hợp hoàn hảo. Do đó, không tiết lộ mức lương có thể giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên giỏi nhất trong tất cả các ứng viên giỏi.

Ứng viên cần làm gì khi mức lương không được liệt kê? Hãy tham khảo một số chiến lược sau nhé!

Cân nhắc về mối quan tâm thực sự đối với công việc

Rõ ràng, tiền lương là một lí do quan trọng khiến tất cả chúng ta đi làm nhưng nó không phải là động lực duy nhất. Việc không biết được mức lương có thể giúp quyết định liệu bạn có thực sự đam mê công việc, độc lập với các lợi ích tài chính hay không? Câu trả lời của bạn cho điều này này sẽ hướng bạn đến việc nên nộp đơn hay tiếp tục tìm kiếm một công việc khác.

Nghiên cứu về mức lương

Mặc dù không bao giờ có thể biết chắc nhà tuyển dụng sẽ đưa ra mức chi trả là bao nhiêu nhưng bạn có thể kiểm tra mức lương trung bình trong ngành nghề thông qua việc tìm kiếm nhanh trên internet hoặc tham khảo ý kiến của người làm trong nghề.

Hiểu rõ về nhu cầu và kỳ vọng của bạn

Khi đã có kiến thức về mức lương dự kiến, bạn cần đưa ra quyết định cá nhân về việc số tiền đó có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính của bạn hay không. Một lần nữa, điều này đưa bạn đến suy nghĩ có muốn làm công việc này hay không nếu chỉ nhận được mức lương là X. Nếu quyết định ứng tuyển, bạn có thể ghi chú thêm các yêu cầu về tiền lương ở gần cuối thư xin việc. Mặc dù điều này có thể khiến bạn không được mời phỏng vấn nhưng chắc rằng bạn sẽ không làm mất thời gian của cả hai bên.

Sẵn sàng thương lượng

Nhà tuyển dụng luôn biết rõ phạm vi mức lương có thể trả khi họ đăng thông tin tuyển dụng và trong buổi phỏng vấn họ sẽ tiết lộ điều này. Nếu mức lương thấp hơn bạn yêu cầu, đừng ngần ngại thương lượng bằng cách thể hiện các khả năng độc đáo, các giá trị mà bạn mang lại nhằm thuyết phục họ. Và hãy nhớ rằng, phúc lợi không hoàn toàn là ở tiền lương. Nếu doanh nghiệp không thể thay đổi phạm vi tiền lương đã thiết lập, hãy xem liệu bạn có thể tìm thấy các hình thức ưu đãi thay thế hay không.

Hoàng Oanh

Tư vấn nghề nghiệp

Filed Under: Tư vấn nghề nghiệp Tagged With: “lương, CÔNG, dụng, để, thỏa, thuận”, thường, TUYỂN

Kỹ năng đặt câu hỏi: 7 cách để trở nên giỏi hơn

1st August 2019 by admin Leave a Comment

ky-nang-dat-cau-hoi

Thiếu kỹ năng đặt câu hỏi đồng nghĩa với việc bạn sẽ không đưa ra những câu hỏi chính xác. Khi đó bạn có thể không nhận được câu trả lời mà bạn cần nghe hoặc nhận được thông tin sai hoàn toàn. Điều này khiến bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi hơn, tốn nhiều thời gian hơn để có được phản hồi mong muốn, dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả.

Đó là lí do vì sao bạn cần cải thiện kỹ năng đặt câu hỏi và sau đây là 7 cách giúp bạn làm điều đó một cách dễ dàng.

Đừng hỏi các câu hỏi đóng

Khi dùng kiểu câu hỏi “Có – Không”, bạn thường sẽ nhận được thông tin không đầy đủ. Thay vào đó, hãy hỏi một câu hỏi mở. Bằng cách này, bạn sẽ có được thông tin chi tiết và thông tin bổ sung mà bạn có thể không biết chúng đang tồn tại. Những câu hỏi bắt đầu bằng “Điều gì?”, “Ai?”, “Như thế nào?”, “Khi nào?”, “Ở đâu?” sẽ khiến đối phương xem xét kỹ hơn về câu trả lời của họ và cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn.

Hỏi bằng ngôn ngữ của người nghe

Hãy kết nối những câu hỏi với nền tảng của người nghe và sử dụng các từ, cụm từ mà họ có thể hiểu. Tránh dùng các từ ngữ chuyên môn trong khi bạn trao đổi với ai đó bên ngoài ngành nghề của bạn. Nếu họ dường như không hiểu những gì bạn yêu cầu, hãy hỏi lại bằng cách từ khác đơn giản hơn.

Sử dụng các diễn đạt trung lập

Đặt các câu hỏi mang tính định hướng như “Bạn thích các tiện nghi tuyệt vời tại trung tâm hội nghị đó như thế nào?” sẽ không hiệu quả. Bởi vì câu hỏi thể hiện quá rõ ràng quan điểm của người hỏi, đối phương không thể trả lời bất cứ điều gì tiêu cực về nó, ngay cả khi họ “ghét” nơi này. Họ sẽ không nói ra cảm giác thật của mình và bạn đã mất một cơ hội để biết sự thật. Một câu hỏi được diễn đạt theo cách trung lập sẽ gợi ra một thông tin chính xác hoặc một ý kiến trung thực, chẳng hạn, “Bạn thấy nơi đó như thế nào?” sẽ hữu ích hơn nhiều.

Đào sâu bằng các câu hỏi tiếp theo

Luôn luôn cân nhắc sử dụng các câu hỏi tiếp theo để làm rõ vấn đề, nếu không bạn sẽ rơi vào tình trạng phải suy đoán. Giả sử bạn đang nói chuyện với đồng nghiệp và cần biết chi tiết về một dự án. Đồng nghiệp của bạn nói rằng nhà cung cấp X rất khó để hợp tác. Điều này khiến bạn thắc mắc và muốn tìm hiểu. Một câu hỏi như “Điều gì khiến bạn nói như vậy?” sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân chính xác.

Có thể không phải vì nhà cung cấp rất khó để hợp tác cùng mà là do họ không trả lời các thắc mắc một cách nhanh chóng hoặc bất kỳ lý do nào khác. Các câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn và đưa ra nhận xét chính xác của mình về mọi thứ.

Chỉ hỏi một vấn đề tại một thời điểm

Để có được câu trả lời rõ ràng, hãy tạo ra các câu hỏi ngắn, mỗi câu hỏi chỉ bao gồm một điểm duy nhất. Nếu bạn thực sự muốn biết hai điều khác nhau, hãy hỏi hai câu hỏi riêng biệt.

Không ngắt lời

Đừng làm gián đoạn người mà bạn đang nói chuyện bởi nó cho thấy bạn không hứng thú với những gì họ đang nói và ngăn chặn dòng suy nghĩ của họ. Hãy đưa ra câu hỏi của bạn, sau đó để đối phương trả lời đầy đủ, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không đang nhận được câu trả lời mong muốn. Lắng nghe những gì họ nói và sử dụng điều đó để hướng họ trở lại chủ đề trong câu hỏi tiếp theo.

Nếu có áp lực về thời gian và người đó đã lạc đề thì tất nhiên bạn cần phải cắt ngang câu chuyện nhưng cần thực hiện với thái độ lịch sự nhất có thể. Điều này cho thấy bạn tôn trọng những gì họ đang nói. Hãy nói một điều gì đó như “Xin lỗi, tôi muốn chắc rằng tôi hiểu bạn. Những gì tôi hiểu là…” và sau đó đưa họ trở lại với vấn đề đang thảo luận.

Tôn trọng thời gian của người khác

Chỉ nên đặt những câu hỏi mà bạn muốn biết câu trả lời và tránh những câu không cần thiết. Hãy tôn trọng thời gian của người khác và tránh chần chừ kết thúc cuộc gặp gỡ. Đồng thời đừng quên cảm ơn đối phương vì đã cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng.

Cũng giống như các kỹ năng khác, việc đặt những câu hỏi hay cần phải liên tục thực hành. Điều này ngụ ý rằng bạn có thể sẽ không đạt được hiệu quả trong mỗi lần đưa ra câu hỏi. Tuy nhiên chỉ cần thường xuyên luyện tập, kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian. Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn câu trả lời chính xác, điều đó đến từ việc hỏi những câu hỏi hay.

Ngân Linh

Cẩm Nang Việc Làm

Filed Under: Cẩm Nang Việc Làm Tagged With: cách, câu, đặt, để, giỏi, hỏi, hơn, kỹ, năng, nên, trở

Recent Posts

  • Nhân Viên Kế Toán Nội Bộ
  • Nhân Viên Lao Động Phổ Thông (Phụ Kho)
  • VICGROUP – TUYỂN HỌA SĨ THIẾT KẾ
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TUYỂN THỢ MAY TẠI THỌ AN- ĐAN PHƯỢNG.




TÀI KHOẢN




Facebook

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

KẾT NỐI

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN