

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Cau khô đội giá gấp 5
Những ngày này, 50 nhân công phụ trách ở các công đoạn khác nhau trong quy trình sấy cau khô luôn tất bật tại xưởng sản xuất ở xã Hải Đường (Hải Hậu, Nam Định). Xe chở cau tươi đến, đưa cau khô đi tấp nập trong bối cảnh giá hàng tăng cao vút, gấp 5 lần bình thường.
Mùa thu hoạch năm nay, bà con nông dân xã Hải Đường – địa phương truyền thống trồng cau – mừng ra mặt vì hàng được giá. Nếu như năm trước, giá cau chỉ dao động 20.000-25.000 đồng/kg, thì nay mức 90.000-98.000 đồng/kg cau tươi vẫn… dễ bán.
Nguồn thu của gia đình chị Anh nhờ vào việc trồng, sấy cau khô xuất khẩu (Ảnh: NVCC).
Cả làng đang vào mùa thu hoạch lớn nhất trong năm. Các nông hộ ví von cau đắt như vàng, chỉ cần 1 tạ cau là mua được 1 chỉ vàng.
“Nếu như năm trước, một hộ trồng cau cạnh nhà tôi cả vụ thu hoạch chỉ được 40 triệu đồng thì năm nay phải thu về 400 triệu đồng, gấp 10 lần”, chị Anh kể.
Ngoài 1.000 cây cau trồng tại vườn, công việc chính của gia đình chị Anh là đại lý thu mua, sấy cau khô xuất khẩu. Không chỉ tìm nguồn hàng ở huyện Hải Hậu, chị còn mở rộng nhập mặt hàng này ở Đắk Lắk, thậm chí ở Thái Lan, Myanmar.
Đến nay, gia đình chị có hơn 20 năm làm nghề trồng, sấy cau xuất khẩu. Từ một thợ bẻ cau thuê ở huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), ông Phạm Văn Định (bố của chị Anh) đã mang giống cau về vườn nhà trồng.
Sau này, nguồn cung về cau tươi trong làng dồi dào, ông bắt đầu lập xưởng, làm lò sấy khô để xuất khẩu sang Trung Quốc do thị trường này ưa chuộng cau khô Việt Nam.
Giải thích việc Trung Quốc ưa thích mặt hàng này, chị Anh cho biết, những miếng cau khô được thương lái nước bạn thu mua về để phục vụ việc sản xuất kẹo cau. Đây là một món ăn truyền thống được người dân đất nước này ưa chuộng.
Trải qua 5-6 ngày sấy khô với quy trình nghiêm ngặt, những mẻ cau mới đủ tiêu chuẩn xuất bán (Ảnh: NVCC).
Từng thưởng thức loại kẹo này, chị Anh cho biết kẹo có vị ngọt nhẹ, cay the như kẹo gừng và có khả năng giữ ấm cơ thể, chống viêm họng. Ở Việt Nam, cau chủ yếu được dùng cho lễ nghi tuyền thống hoặc phục vụ tục ăn trầu, còn ở thị trường hơn một tỷ dân, nhu cầu sử dụng cau làm kẹo rất lớn.
Chính vì vậy, nhiều địa phương ở huyện Hải Hậu chủ lực đầu tư trồng cau xuất khẩu. Trồng cau có lợi thế không mất công chăm sóc kỹ lưỡng như cây ăn quả. Với người dân nơi đây, cây cau cho nguồn thu nhập chính.
Thu gom cau xuyên biên giới
Từ đầu tháng 9, ngày nào gia đình chị Anh cũng thu mua khoảng 50 tấn cau tươi, trong đó tầm 30 tấn được chuyển ra từ Đắk Lắk. Địa phương này có thổ nhưỡng tốt, cau trồng cho năng suất gấp đôi so với các tỉnh phía Bắc.
Theo chị Anh, bước sang tháng 10, sản lượng cau đã giảm, trung bình mỗi ngày gia đình chị chỉ gom được 15 tấn hàng, dù nhu cầu thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn. Bố và em trai chị được cắt cử đến nhiều địa phương để tìm kiếm nguồn hàng.
Cau tươi được các chủ xưởng thu mua ở nhiều địa phương (Ảnh: NVCC).
Để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, một mẻ cau sấy phải qua quy trình 5-6 ngày trong lò. Với lượng hàng khổng lồ, gia đình chị phải thuê thêm 50-60 người làm các khâu bẻ cành, bốc vác, công nhân ngày đêm canh lò, phân loại hàng.
“Mỗi ngày, gia đình tôi phải tiếp 5-7 đoàn thương lái Trung Quốc sang gom hàng. Tuy nhiên, để cho ra lò mẻ cau sấy đáp ứng yêu cầu của khách cũng rất kỳ công. Cau sấy khô bán ra có giá trung bình 500.000 đồng/kg”, chị Anh cho hay.
Cau tươi phải qua nhiều khâu xử lý trước khi sấy (Ảnh: NVCC).
Mùa cau chỉ diễn ra vài tháng trong năm. Tuy nhiên, với đầu tư quy mô lò sấy lớn, gia đình chị Anh đã mở rộng phạm vi thu mua ở thị trường nước ngoài. Chị này cho biết, quả cau của Thái Lan giá rẻ hơn cau Việt Nam.
Chị Anh chia sẻ: “Gia đình tôi có kết hợp với người ở bên Thái để thu mua nguyên liệu vào những tháng đầu năm, khi chưa đến mùa cau ở Việt Nam. Có như vậy, lò sấy mới không phải tạm dừng, có thể tạo thu nhập quanh năm”.
Sau khi trừ hết các chi phí, mỗi năm gia đình chị Anh có thể thu về khoảng 10 tỷ đồng. Những vườn cau hướng thiên thẳng tắp, quả sai trĩu đã thay đổi cuộc sống của gia đình chị cũng như nhiều nông hộ trong làng thời gian qua.
Trao đổi với Dân trí, Chủ tịch UBND xã Hải Đường Trần Thanh Huyên cho biết, diện tích trồng cau tại địa phương đạt trên 100ha. Năm nay, do ảnh hưởng của bão Yagi, năng suất cau không bằng mọi năm. Tuy nhiên, thương lái hiện thu mua loại nông sản này với giá rất cao so với những năm trước.
Theo Chủ tịch UBND xã Hải Đường, gia đình ông Định là một trong số những đại lý làm cau sấy lớn. Ngoài thu mua tại địa phương, gia đình còn nhập cau tươi ở nhiều thị trường nước ngoài.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Mới đây, Meta – Tập đoàn công nghệ sở hữu Facebook và Instagram – đã sa thải 24 nhân viên tại văn phòng ở Los Angeles, vì những người này dùng 25 USD tiền trợ cấp ăn uống không đúng mục đích.
24 nhân viên bị sa thải vì dùng tiền trợ cấp ăn uống để mua đồ dùng trong nhà (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Meta nổi tiếng là tập đoàn cung cấp nhiều đặc quyền cho nhân viên, đặc biệt trong chuyện ăn uống. Trong khi một số văn phòng lớn của Meta được bố trí căn tin cung cấp miễn phí phần ăn cho nhân viên, nhiều văn phòng nhỏ sẽ phát phiếu ăn trị giá 20-25 USD để nhân viên tự đặt đồ ăn đến trụ sở.
Trong một cuộc điều tra nội bộ, bộ phận quản lý phát hiện một số nhân viên tại văn phòng ở Los Angeles đã dùng tiền trợ cấp để mua bột giặt, miếng dán mụn, kem đánh răng… hoặc đặt phần ăn giao về nhà. Vì thế, Meta quyết định sa thải họ như một phần của đợt tái cấu trúc riêng biệt.
Meta đã sa thải hơn 20.000 nhân viên trong năm 2023. Trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý nhà nước, tổng mức lương trung bình hằng năm của mỗi nhân viên làm việc tại Meta (trừ CEO Mark Zuckerberg) là 379.050 USD.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Nhiều ngày nay, dọc tuyến quốc lộ 27 đoạn qua địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, hàng chục điểm thu mua cau tươi luôn tấp nập người ra vào.
Trồng cau xung quanh các khu rẫy từ gần 20 năm trước, ông Nguyễn Đình Lâm (trú xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) không giấu được niềm vui khi giá cau tươi năm nay lên tới 100.000 đồng/kg.
Giá cau tươi 100.000 đồng/kg khiến nông dân rất phấn khởi (Ảnh: Uy Nguyễn).
Ông Lâm cho biết, gia đình có hơn 5.000 cây cau trồng xen, vừa qua ông đã thu hoạch được khoảng 40 tấn và còn hơn 10 tấn đang cho thu hoạch. Dự kiến nguồn thu từ cau tươi năm nay mang lại khoảng nửa tỷ đồng cho gia đình ông.
“Sắp tới tôi dự kiến trồng thêm 2.000 cây để tăng nguồn thu, cau giống hiện khan hiếm, chúng tôi mua tới 10.000 đồng/quả”, ông Lâm nói.
Ông Lâm nói thêm, cây cau sau 3 năm trồng sẽ cho thu hoạch bói và sau 4 năm sẽ cho thu hoạch chính. Trồng cau không tốn công chăm sóc, rất phù hợp trồng xen xung quanh các rẫy cà phê, hồ tiêu.
Không riêng hộ ông Lâm, nhiều hộ dân khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trồng cau đều phấn khởi trước giá đạt đỉnh chưa từng có.
Dù cau tươi được thu mua giá rất cao nhưng chính quyền vẫn khuyến cáo không nên trồng đại trà (Ảnh: Uy Nguyễn).
Với kinh nghiệm hơn 4 năm thu mua cau, anh Nguyễn Văn Hào (43 tuổi, chủ một vựa thu mua cau dọc quốc lộ 27) cho biết những năm trước giá khá thấp, có thời điểm chỉ 2.000-4.000 đồng/kg nhưng việc mua kén chọn do đầu ra khó khăn.
“Từ tháng 6 năm nay, giá cau bắt đầu tăng cao, ổn định, đầu ra thuận lợi. Mỗi ngày cơ sở chúng tôi mua được 5-10 tấn cau tươi”, anh Hào nói.
Ông Nguyễn Thanh Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Kuin, cho biết, ghi nhận thực tế nhiều năm qua cho thấy, giá cau không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc; cau được xuất khẩu tiểu ngạch, chưa có mã vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch.
Theo ông Minh, trên địa bàn huyện Cư Kuin hiện có khoảng 140ha cau trồng xen các khu rẫy, ít khu vực trồng thuần.
“Do giá cau không ổn định nên chúng tôi khuyến cáo bà con chú trọng phát triển cây trồng chủ lực cà phê, hồ tiêu… và trồng cau xen hoặc trồng khu vực hàng rào để tăng thêm thu nhập, không nên phát triển ồ ạt”, ông Minh chia sẻ.
Ngoài giá cau cao kỷ lục, trên địa bàn xảy ra tình trạng “cháy” cây cau giống khi bà con nườm nượp đổ về các vựa cây giống để hỏi mua.
Cau giống được bán 10.000 đồng/quả nhưng luôn trong tình trạng “cháy” hàng (Ảnh: Uy Nguyễn).
Tại một vựa cây giống trên địa bàn xã Hòa Thắng (thành phố Buôn Ma Thuột), người bán luôn thông báo “cháy” hàng, không đủ nguồn giống để cung cấp, mặc dù giá cây cau đã tăng từ 15.000 đồng/cây lên 25.000 đồng.
Trong khi đó, cau giống cũng tăng từ 2.000 đồng/quả lên 7.000-10.000 đồng/quả nhưng nhà vườn vẫn không đủ nguồn hàng để bán.
“Nếu như năm trước tôi bán cây cau giống chỉ 3.000 đồng/cây nhưng rất hiếm người hỏi mua thì đến năm nay thì khác hẳn, có bao nhiêu cây giống, người tấp nập đến hỏi mua bấy nhiêu”, chủ một vựa cây giống chia sẻ.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, năm 2023, toàn tỉnh này có trên 1.300ha cau, tổng sản lượng trên 8.100 tấn.
Với giá cau tăng và thực trạng người dân đổ xô mua cây giống, một lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân cần cẩn trọng, tránh mở rộng diện tích ồ ạt do cau không phải loại cây trồng chính và không nằm trong quy hoạch.
Bên cạnh đó, giá cau thường xuyên biến động, lên xuống thất thường và hiệu quả kinh tế chưa được đánh giá rõ ràng.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi