TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20%

10th December 2023 by admin

Những ngành nghề cắt giảm lao động

Theo báo cáo về tiền lương và thị trường lao động mà được Navigos Group vừa công bố, năm 2023, không nằm ngoài biến động chung của thị trường tuyển dụng trên thế giới, tình hình lao động tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, có đến 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết bị ảnh hưởng, hơn 68% doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự để ứng phó với giai đoạn đầy thách thức này.

Khảo sát về tiền lương thực hiện ở quy mô 23 ngành hàng và thị trường lao động 2024 dựa trên ý kiến của hơn 4.000 ứng viên đang làm việc tại Việt Nam, và hơn 550 doanh nghiệp đa dạng quốc tịch như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát, có đến 454/555 doanh nghiệp trả lời có bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường trong năm 2023, chiếm 82,2%.

Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20% - 1

Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động trong năm 2023 (Ảnh minh họa: Hải Long).

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng này trải dài trong nhiều ngành hàng, với mức độ bị ảnh hưởng khác nhau, có thể kể đến như: Ngân hàng, vận tải, giao nhận, chuỗi cung ứng, sản xuất có vốn đầu tư của Nhật Bản, tự động hóa, ô tô, xây dựng, bất động sản, thực phẩm và đồ uống, ngành hàng tiêu dùng nhanh, thiết bị điện tử, thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến và công nghệ tài chính.

Về biện pháp ứng phó với biến động thị trường của doanh nghiệp, Navigos Group cho biết, đa số doanh nghiệp tại Việt Nam lựa chọn cắt giảm dưới 25% nhân sự, riêng một số ngành cắt giảm lên đến 75%.

Quy mô cắt giảm tập trung dưới 25% trong các ngành nghề như: Ngân hàng, vận tải, giao nhận, chuỗi cung ứng, tự động hóa, ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng và bao bì, in ấn…

Rất ít doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự với quy mô lớn. Cắt giảm từ 50% đến dưới 75% nhân sự xuất hiện trong 2 ngành xây dựng, bất động sản và dịch vụ tư vấn với cùng tỷ lệ là 10% doanh nghiệp. Duy nhất ngành dịch vụ tư vấn có tình trạng cắt giảm trên 75% nhân sự, chiếm 5%.

Lương là yếu tố hàng đầu mà người lao động tìm công việc mới

Về phía người lao động, phần lớn vẫn có công việc ổn định. Khảo sát cho thấy, 69% người lao động tham gia không bị mất việc và vẫn làm việc ổn định, tuy nhiên tỷ lệ tìm được việc làm mới sau khi mất việc vẫn còn tương đối thấp.

Các ngành năng lượng, năng lượng tái tạo và dầu khí, may mặc… có nguy cơ bị mất việc cao nhất.

Nhiều ứng viên vẫn được tăng lương và nhận được đầy đủ phúc lợi bắt buộc.

43,3% người lao động cho biết được tăng lương từ 5% đến dưới 10%. Số nhân sự bị giảm lương chỉ chiếm thiểu số với mức giảm từ 15% đến dưới 20%.

Theo báo cáo, gần 70% người lao động vẫn nhận được đầy đủ phúc lợi bắt buộc từ tổ chức, doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Đối với những nhân sự bị ảnh hưởng bởi làn sóng cắt giảm, thanh toán tiền lương đầy đủ và kịp thời là hỗ trợ nhận được nhiều nhất bên cạnh các chế độ trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp thôi việc.

Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20% - 2

Công nhân tìm kiếm việc làm (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Về kỳ vọng và mối quan tâm mới của ứng viên, người lao động Việt Nam về chất lượng công việc

Theo Navigos Group, lương vẫn là yếu tố hàng đầu khi tìm kiếm một công việc mới.

83,4% lao động cho biết khi tìm kiếm một công việc mới sẽ ưu tiên trước hết là lương và 70% trong đó cho biết đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất tới quyết định từ bỏ công việc hiện tại nếu họ không được thỏa mãn bởi công ty.

Theo sau đó là các yếu tố như văn hóa công ty, cơ hội thăng tiến trong công việc hay cơ chế thưởng. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, người lao động kỳ vọng nhiều vào sự ổn định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và những hỗ trợ tài chính như: được thanh toán lương đúng hạn.

Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều biến động, ứng viên, người lao động cũng rất kỳ vọng vào sự ổn định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm gia tăng sự đảm bảo công việc cho họ. 

Trong năm 2024, Navigos Group cho rằng, làm việc linh hoạt đang là xu hướng được nhiều người lao động quan tâm nhất, chiếm 49%. Đồng thời, mối quan tâm đến sức khỏe tinh thần cũng được đề cao khi 43,7% nhân sự lựa chọn ưu tiên cân bằng giữa cuộc sống – công việc.

Tiếp đó, người lao động quan tâm đến các yếu tố làm việc từ xa, ứng dụng của AI và trao quyền cho nhân viên trong năm tới.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, cắt, đến, động, Giám, NGÀNH, nghề, Những, sụt

Đề nghị không giảm biên chế với ngành nghề đặc thù

7th December 2023 by admin

Đây là một trong những lý do Công đoàn Y tế đề xuất không giảm biên chế đối với ngành nghề đặc thù, được đưa ra tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Đề nghị không giảm biên chế với ngành nghề đặc thù - Ảnh 1.

Công đoàn Y tế đề xuất không giảm biên chế đối với ngành nghề đặc thù

Tại đại hội, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế, cho biết đối với các lĩnh vực, chuyên khoa đặc biệt trong ngành y như: phong, lao, tâm thần, HIV/AIDS, hồi sức cấp cứu, giải phẫu bệnh… là những công việc có yếu tố nguy hiểm, cần tập trung cao độ tâm sức, trí tuệ của cán bộ y tế, nhưng hiện nay chưa có cơ chế phù hợp trong thu hút đào tạo, sử dụng và đãi ngộ lực lượng lao động này.

Bà Bình chia sẻ: “Một số lĩnh vực, chuyên khoa đặc biệt trên sắp trở thành chuyên ngành không có nhân lực chất lượng cao, do đó, cần có chính sách đặc biệt hấp dẫn để thu hút nhân lực trong các lĩnh vực, chuyên khoa này”.

Ngoài ra, đại diện Công đoàn Y tế cũng đề nghị không quy định giảm biên chế với nghề đặc thù, bởi hiện nay, mỗi năm có trên 1 triệu trẻ em ra đời, tỷ lệ người cao tuổi trong xã hội ngày càng tăng cao, cộng thêm nhiều bệnh và dịch bệnh mới xuất hiện, tình trạng quá tải cho các bệnh viện tăng, nếu giữ nguyên nguồn nhân lực y tế hiện tại đã không thể đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới quy định 1 bác sĩ cần có 4 điều dưỡng hỗ trợ, còn tại Việt Nam tỷ lệ này là 1 bác sĩ/1,4 điều dưỡng, do đó, đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét quy định giảm biên chế hằng năm đối với ngành y tế.

“Nếu giảm biên chế hằng năm như các ngành khác thì chắc chắn nhân lực ngành y tế không thể đáp ứng chất lượng khám, chữa bệnh. Như vậy, chất lượng đã không đảm bảo như hiện nay sẽ còn tiếp tục giảm sút”, bà Bình lo ngại.

Đề nghị xếp lương bậc 2 đối với bác sĩ

Ngoài đề xuất trên, Công đoàn Y tế còn đề nghị có chế độ chi trả lương phù hợp đối với nhân lực ngành y.

Cụ thể, theo bà Phạm Thanh Bình, ngành y là ngành đặc thù, với trình độ và chất lượng lao động cao, để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7 năm rưỡi (trong đó 6 năm học đại học và 18 tháng thực hành sau khi tốt nghiệp), trong khi cử nhân chỉ học 4 năm. Tuy nhiên, khi ra trường, tiền lương ngạch, bậc, các chế độ phụ cấp hưởng như nhau.

Vì vậy, Công đoàn Y tế đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh việc xếp lương khởi điểm đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

Đồng thời, cần có cơ chế chi lương phù hợp, áp dụng cơ chế tiền lương doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2).

Về phụ cấp trực, Công đoàn Y tế cho biết, hiện nay, trực ngày thường được hưởng 18.750 đồng/ngày (16/24 giờ); 25.000 đồng/ngày (trực 24/24 giờ) theo mức lương cơ sở áp dụng khi xây dựng năm 2011 là 830.000 đồng.

Do đó, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg điều chỉnh nâng mức phụ cấp trực theo mức chi phụ cấp trực tương ứng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14.5.2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với mức lương tối thiểu mới từ 1.7.2023 là 1,8 triệu đồng.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: bi&ecircn, chế, đặc, để, Giám, kh&ocircng, ng&agravenh, nghề, nghỉ, th&ugrave, với

Thợ “nắm đầu người khác” phát khóc khi Phó giám đốc hô lớn: “Cắt cụt lên!”

7th December 2023 by admin

Phó giám đốc cũng yêu cầu… “cắt cụt lên”

Những tháng ngày này, khách đến tiệm tóc nam của anh Nguyễn Anh Đức, ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TPHCM thường nói: “Ngành nào cũng khó, đến quán nhậu cũng đói, chỉ riêng mấy anh “nắm đầu người khác” vẫn sống khỏe”. 

Anh Đức lắc đầu, đáp: “Không hề, thợ cắt tóc như tôi cũng giảm gần 50% thu nhập”. 

Người đàn ông này cho biết, năm nay người lao động mất việc, chuyển về quê nhiều nên lượng khách đến tiệm giảm thấy rõ. 

Thợ nắm đầu người khác phát khóc khi Phó giám đốc hô lớn: Cắt cụt lên! - 1

Nghề cắt tóc cũng bị ảnh hưởng trước yêu cầu “cắt cụt lên” của khách (Ảnh: Hoài Nam).

Hơn nữa, thu nhập, doanh thu của thợ cắt tóc giảm không chỉ vì… người lao động về quê, mà còn đến từ sự “tằn tiện” của những khách hàng đến quán. 

Như trước, nhiều khách chỉ cần 2-4 tuần là đến cắt lại thì nay có khi 2-3 tháng vẫn trì hoãn. Nhiều người chỉ khi nào tóc tai, râu ria xồm xoàm quá mức mới đến cắt lại. 

Rồi nữa, anh Đức nói, không như trước đây, thợ cắt tóc có thể cắt sao cho phù hợp nhất, đẹp nhất thì nay, nhiều khách yêu cầu: “Cắt cụt lên!”. Có khách cạo trọc, có khách đề nghị cắt cụt hết cỡ để thật lâu mới phải đi cắt lại. 

Có cậu thanh niên là Phó giám đốc phòng khách hàng một công ty bất động sản là khách quen của tiệm anh Đức. Trước đây, cứ đúng 2 tuần cậu ta ra tỉa tót tóc tai một lần, nay có khi vài tháng mới thấy mặt.

Anh Đức mở lời, để anh cắt kiểu tóc hợp nhất, đẹp nhất, cậu ta gạt đi hô lớn: “Cắt cụt lên! Anh cứ cắt cụt lên cho em!”. 

Chàng thanh niên trần tình, trước đây khi đi gặp khách thường xuyên, phải chăm chút vẻ ngoài. Còn nay nhà cửa, đất đai ế ẩm, cậu đang tìm công việc khác, chẳng mấy khi gặp ai nên cứ cắt cụt cho đỡ phí tiền. 

Thợ nắm đầu người khác phát khóc khi Phó giám đốc hô lớn: Cắt cụt lên! - 2

Khó khăn, người tiêu dùng tính toán, cân nhắc với từng đồng tiền chi tiêu (Ảnh: Hoài Nam).

“Nhiều lần khách hô to “cắt cụt lên” là tôi… muốn khóc. Muốn khóc không chỉ vì mình không thể cắt cho khách kiểu tóc đẹp nhất mà còn vì thấy sự khó khăn của mọi người ngay cả trong việc cắt tóc.

Mấy dịch vụ như đắp mặt, lột mụn, nhuộm tóc thì giờ ít ai quan tâm lắm. Kinh tế ảnh hưởng rõ đến gu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người”, anh Đức trải lòng. 

Gần 20 năm theo nghề, trải qua nhiều đợt khủng hoảng kinh tế nhưng lần đầu tiên anh Đức cảm nhận rõ sự khó khăn ảnh hưởng đến nhiều người như vậy. 

Qua tiếp xúc với khách, anh nhìn thấy được sự khó khăn của họ. Nhiều người, nhiều gia đình giờ đây phải tính toán, phải cân nhắc từng nghìn, từng đồng trong việc chi tiêu. 

“Tiệm đằng kia đóng cửa rồi!”

Anh Đức kể, cuối tuần vừa rồi, có người mẹ đưa cậu con trai tầm 9-10 tuổi vào cắt tóc. Đứa con vùng vằng, khó chịu: “Tiệm đằng kia cắt có 40.000 đồng thôi, tiệm này 50.000 lận, sao mẹ lại vào đây?”. Người mẹ véo tay con, nói nhỏ: “Tiệm đằng kia đóng cửa rồi”.  

Thợ nắm đầu người khác phát khóc khi Phó giám đốc hô lớn: Cắt cụt lên! - 3

Nhiều người làm nghề “nắm đầu người khác” giảm thu nhập khi người lao động mất việc, thắt chặt chi tiêu (Ảnh: Hoài Nam).

Khi vào tiệm, chị nhắc liên tục nhắc thợ: “Anh cắt cao lên giùm nha, càng cụt càng tốt chứ tóc nhóc này nhanh dài lắm!”. Đứa con vặn lại “Nhưng chú đừng cạo trọc nhé! Cạo trọc nhìn ngáo lắm, đến lớp các bạn cười con!”. 

Khi tính tiền, anh Đức lấy 40.000 đồng. Cậu bé thắc mắc: “Ủa con tưởng tiệm chú cắt 50.000 đồng chứ!”. Ông chủ tiệm tóc cười: “Tại tóc con ít, chú tính rẻ”. 

Hay trường hợp khác, ông bố và hai cậu con trai là khách quen của tiệm. Trước cứ 3-4 tuần, ba bố con cùng ra cắt tóc, nay kéo dài hơn hai tháng nhưng… chỉ còn mỗi ông bố. 

Anh Đức hỏi thăm, vị khách cười: “Mẹ nó sắm tông đơ tự cắt cho hai đứa luôn rồi, để đỡ tốn tiền. Hôm rồi, bả ủi cho tôi nhưng quả đầu lởm chởm tôi chịu không nổi, đành xin “em ơi, cho anh ra tiệm”. 

Trước đây, tiệm anh Đức có 5 thợ, thêm một người phụ việc. Từ giữa năm nay, tiệm chỉ còn lại 3 người, hai người đã phải đi tìm việc nơi khác. Thợ phụ cũng phải cho nghỉ khi tiệm không gánh nổi chi phí, tiền lương. 

Ba người thợ còn lại cũng chỉ đến làm vào cuối tuần khi quán đông khách. Còn ngày thường, chỉ cần hai người là đã ngồi nhìn nhau “ngáp ngắn ngáp dài”.

Đầu tháng nay, tiệm tóc ngay gần tiệm anh Đức, mở được 4 năm đã treo biển sang quán, trả mặt bằng, hòa trong làn sóng trả mặt bằng ở thành phố diễn ra lâu nay. 

Cũng không lạ, đến nghề được gọi là “nắm đầu người khác ăn tiền” như nghề của anh Đức còn trầy trật, khó khăn thì các lĩnh vực khác làm sao tránh khỏi. 

Thợ nắm đầu người khác phát khóc khi Phó giám đốc hô lớn: Cắt cụt lên! - 4

Nhiều tiệm cắt tóc ở TPHCM phải cầm cự hoặc sang quán, trả mặt bằng (Ảnh: Hoài Nam).

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thiếu việc làm quý III năm 2023 không thay đổi so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước, lao động ở khu vực công nghiệp và xây dựng chịu tác động nhiều nhất.

Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý III năm 2023 khoảng 940.900 người, tăng 200 người so với quý trước và tăng 69.200 người so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tại TPHCM, trong số gần 92.000 lao động mất việc làm trong 6 tháng đầu năm 2023 có 30% lao động mất việc trên 40 tuổi. Lĩnh vực cắt giảm nhiều lao động nhất thuộc các ngành thương mại dịch vụ; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm…

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cắt, cụt, DẦU, đốc, Giám, khắc, khóc, LÊN, lớn, năm, người, Phát, Phó, thợ

Người lao động kiến nghị giảm giờ làm việc, tăng 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

2nd December 2023 by admin

Đây là một trong những nội dung trong Báo cáo tổng hợp kiến nghị của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn đối với Đảng, Nhà nước gửi đến Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Người lao động kiến nghị giảm giờ làm việc, tăng ngày nghỉ lễ, tết - Ảnh 1.

1.100 đại biểu đại diện cho 11 triệu đoàn viên, công đoàn cả nước về dự Đại hội XIII Công đoàn Việt nam

NGUYỄN HẢI

Theo Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, thông qua đại hội công đoàn các cấp, công đoàn Việt Nam đã nhận được 445 ý kiến của công nhân, viên chức, lao động, cán bộ công đoàn cả nước bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, hiến kế kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tại phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sáng nay 2.12, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp, báo cáo với lãnh đạo Đảng, Nhà nước 8 vấn đề lớn. Một trong những vấn đề được người lao động mong mỏi là điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân, lao động.

Theo đó, đoàn viên, công đoàn kiến nghị Chính phủ giao Bộ LĐ-TB-XH chủ trì phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu sớm thực hiện nội dung Nghị quyết kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV (Nghị quyết số 101/2019/QH14): “Giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế – xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp”, hướng tới đảm bảo sự công bằng giữa thời giờ làm việc của người lao động khu vực cơ quan, hành chính nhà nước (40 giờ/tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ/tuần); tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, chăm sóc con cái, đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Ngoài ra, theo ý kiến người lao động, hiện số ngày nghỉ của nước ta đang thấp hơn bình quân chung của các nước Đông Nam Á và thế giới từ 5 – 6 ngày. Vì vậy, người lao động đề nghị nghiên cứu tăng ngày nghỉ lễ, tết hằng năm vào thời điểm thích hợp.

Nghiên cứu bổ sung tăng 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh (nghỉ từ 2 – 5.9), tạo cơ hội cho công nhân được đưa con đến trường trong ngày khai giảng. Đây là nguyện vọng rất thiết tha của số đông công nhân có con đang tuổi đến trường.

Sớm giải quyết quyền lợi cho hơn 200.000 lao động bị nợ BHXH

Một nội dung khác được người lao động kiến nghị là tăng cường quản lý nhà nước, hạn chế tình trạng người sử dụng lao động vi phạm pháp luật đối với người lao động.

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội (BHXH), an toàn vệ sinh lao động, nhất là các doanh nghiệp không hoặc chậm trả lương, trốn đóng BHXH, để xảy ra tai nạn lao động, gây khó khăn cho hoạt động công đoàn và người lao động.

Khắc phục tình trạng bỏ qua hoặc xử nhẹ doanh nghiệp vi phạm pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích người lao động của chính quyền một số địa phương. Đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật việc thành lập và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, không để lợi dụng việc thành lập, hoạt động để xâm phạm quyền lợi người lao động, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm mất an ninh, trật tự.

Chính phủ sớm có chủ trương trình cấp có thẩm quyền có chính sách đặc thù giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho hơn 200.000 người lao động bị nợ BHXH do doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn hoặc tái cơ cấu.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: động, Giám, Giờ, kh&aacutenh, Kiện, l&agravem, lễ, ng&agravey, nghỉ, người, Quốc, tăng, việc

Giám sát tình hình thưởng tết 2024 để ngăn chặn tranh chấp lao động

30th November 2023 by admin

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TPHCM vừa có báo cáo về tình hình quan hệ lao động năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 11, trên địa bàn thành phố xảy ra 7 vụ ngừng việc tập thể với 1.769 người tham gia; trong đó, 5 cuộc xảy ra tại các doanh nghiệp vốn nước ngoài và 2 cuộc xảy ra tại doanh nghiệp vốn trong nước. So với cùng kỳ năm 2022, giảm 6 vụ ngừng việc tập thể và số người tham gia giảm 4.168 người.

Các cuộc tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể xảy ra trong năm 2023 nguyên nhân trực tiếp là do quyền và lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo như: tiền thưởng Tết Nguyên đán năm 2023 chưa công khai kịp thời, thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian…

Giám sát tình hình thưởng tết 2024 để ngăn chặn tranh chấp lao động - 1
Giám sát tình hình thưởng tết 2024 để ngăn chặn tranh chấp lao động - 2

Theo LĐLĐ TPHCM, năm 2023, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp ngành nghề giày da, may mặc…

Một số doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, phải cắt giảm, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, cho công nhân nghỉ chờ việc hoặc nghỉ vào ngày thứ bảy hàng tuần… Điển hình tại công ty TNHH PouYuen Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã có 9.284 trường hợp công nhân lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

LĐLĐ TPHCM đánh giá, tâm trạng của công nhân lao động hiện nay cơ bản ổn định, an tâm sản xuất. Tuy nhiên, liên đoàn cũng dự báo tình hình quan hệ lao động thời gian cuối năm 2023 và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vẫn có nhiều khó khăn, cần giám sát chặt chẽ để ứng phó kịp thời.

Theo LĐLĐ TPHCM, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn do đơn hàng sản xuất chưa ổn định; đời sống, việc làm và thu nhập của một bộ phận người lao động tiếp tục bị ảnh hưởng.

Do đó, những tháng cuối năm tiềm ẩn nguy cơ có thể xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể liên quan đến vấn đề lương, thưởng tết, nợ bảo hiểm xã hội…

Trong đó, đáng lưu tâm là vấn đề thưởng tết, chênh lệch mức thưởng tết tại những doanh nghiệp có đông công nhân, chênh lệch mức thưởng tại các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn…

Giám sát tình hình thưởng tết 2024 để ngăn chặn tranh chấp lao động - 3

Cả trăm công nhân ngừng việc để phản đối mức thưởng tết thấp xảy ra trong năm 2023 (Ảnh: CTV).

LĐLĐ TPHCM yêu cầu các cấp công đoàn thành phố chủ động phối hợp các cơ quan chức năng để nắm chắc tình hình quan hệ lao động, kịp thời tham mưu, giải quyết khi có tình huống phát sinh. Đặc biệt là giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về lương, thưởng tết đối với người lao động.

Trước đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM cũng đã lên kế hoạch phối hợp với LĐLĐ, Bảo hiểm xã hội, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các địa phương để tăng cường giám sát tình hình trả lương, thưởng Tết Nguyên đán năm 2024.

Theo kế hoạch này, các đơn vị sẽ khảo sát 3.000 doanh nghiệp về tình hình trả lương năm 2023 và thưởng tết năm 2024, báo cáo trước ngày 20/12 để kịp thời nắm bắt và có giải pháp ổn định mối quan hệ lao động và việc làm tại các doanh nghiệp.

Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng đề nghị các doanh nghiệp công bố kế hoạch trả lương, thưởng tết cho người lao động biết trước kỳ nghỉ ít nhất 20 ngày.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2024, chặn, chấp, để, động, Giám, Hình, NGÂN, SÁT, tết, thường, tỉnh, tranh

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 5
  • Next Page »

Recent Posts

  • Chính sách mới về đào tạo lao động Việt sang Hàn Quốc làm việc
  • Hàng xiên nướng doanh thu hơn 16 triệu đồng/ngày: Bí quyết đông nghịt khách
  • Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20%
  • Nghề thử thức ăn cho chó, lương 1,5 tỷ đồng: Không phải ai cũng dám làm!
  • Đồng Nai: Công bố tên 525 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN