TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Nhân sự “ghét” văn phòng, bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ làm theo sở thích

28th November 2023 by admin

Những nhân sự chán ghét đến văn phòng!

Khi tìm kiếm công việc, tiêu chí đặt lên hàng đầu của Thuyên An (25 tuổi, biên tập viên tại TPHCM) là công ty không bắt buộc đến văn phòng.

Mỗi buổi sáng, cô gái trẻ mất 40 phút di chuyển trên đường, liên tục phải vượt qua các điểm kẹt để chạy đua với quy định “giờ vào ca”, trong khi đó công việc của cô hoàn toàn có thể giải quyết bằng phương thức làm việc từ xa như ở nhà hoặc ngoài quán cà phê.

“Không gian văn phòng còn gây sự gò bó, mất sức sáng tạo làm hiệu quả công việc của tôi không cao”, Thuyên An nói.

Nhân sự ghét văn phòng, bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ làm theo sở thích - 1

Nhiều nhân sự trẻ hiện nay không còn muốn đến văn phòng làm việc mỗi ngày (Nguồn ảnh: Barxiu coffee).

Tương tự, câu chuyện mất cả tiếng đồng hồ di chuyển 13km trên đường cũng khiến Phát Đạt (27 tuổi, nhân viên nội dung tại TPHCM) “ghét” đến văn phòng.

Đặc biệt, công sở đòi hỏi sự chỉnh chu về trang phục, tác phong khiến anh chàng mất thêm thời gian dậy sớm tắm rửa, lựa chọn quần áo và chuẩn bị cơm trưa mỗi ngày.

Mặc dù, công ty đã trang bị màn hình máy tính cỡ lớn, thiết bị hỗ trợ công việc vô cùng hiện đại, nhưng Minh Hiền (25 tuổi, nhân viên thiết kế tại TPHCM) vẫn không muốn đến văn phòng. Giờ giấc sinh hoạt linh hoạt, thường xuyên thức đêm nên bạn trẻ muốn được làm việc tại nhà nhiều hơn. Đồng thời, Minh Hiền luôn gặp cảm giác bị “theo dõi” tại công ty.

“Đồng nghiệp ngồi quanh hoặc đi ngang qua thường sẽ nhìn ngó, hỏi han và góp ý tạo cho tôi sự không thoải mái. Thậm chí tôi còn bị tâm lý nghĩ ai đó đang xem máy tính của mình, quan sát mình nên mất tập trung”, Hiền nói.

Nhân sự ghét văn phòng, bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ làm theo sở thích - 2

Minh Hiền cảm thấy không thoải mái, như có người theo dõi mình khi làm việc tại văn phòng (Ảnh: NVVC).

Sẵn sàng bỏ chấm công, chi tiền “mua” chỗ làm việc thoải mái

Sau sự thay đổi quy định của công ty vào năm 2022, Mai Hạnh (26 tuổi, biên tập viên tại Hà Nội) càng trở nên mệt mỏi. 

Cô gái trẻ phải thức dậy lúc 7h để trực tin bài sản xuất cho một tờ báo. 9h30 công ty chấm công cũng là thời điểm trực tin cao điểm nhất khiến Mai Hạnh không còn đủ thời gian sửa soạn quần áo, nhanh chóng phải đến công ty nhằm kịp giờ.

Sau đó, Mai Hạnh quyết định bỏ chấm công mỗi ngày. Thậm chí, có tháng cô gái trẻ đã không chấm công suốt 14 ngày để thuận tiện hơn cho công việc. “Mình thà mất số tiền đó mà bản thân có tinh thần, còn hơn đến công ty đúng giờ mà không làm được gì”, Mai Hạnh nói.

Nhân sự ghét văn phòng, bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ làm theo sở thích - 3

Để thoải mái hơn trong công việc, nhiều nhân sự để bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ ngồi tại quán cà phê để làm việc (Nguồn ảnh: Pexels).

Chỉ đến công ty để chấm vân tay, sau đó Hạ Uyên (30 tuổi, ngụ quận 3, TPHCM) di chuyển ra các quán cà phê ngồi làm việc.

Hạ Uyên cho biết, mỗi tháng cô mất hơn 1 triệu đồng tiền thức uống nhằm mua chỗ làm việc thoải mái trong quán cà phê. Thế nhưng, đổi lại không gian này cho cô sự hiệu quả và kiếm ra nhiều tiền hơn.

Xu hướng làm việc mới tại Việt Nam

Khảo sát mới nhất từ Glints – một hệ sinh thái nhân sự hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, cho biết, 69,5% gen Z thích làm việc theo hình thức hybrid (kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa).

Glints cũng nhận định rằng sự bùng nổ của gen Z và làn sóng lao động thế hệ này đã nhanh chóng đẩy mạnh hơn nữa xu thế làm việc từ xa.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (Viện trưởng viện Nghiên cứu đời sống xã hội – Social Live) chia sẻ, dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp thay đổi phương thức đánh giá hiệu quả nhân viên. Nếu trước đây doanh nghiệp quan tâm đến nơi thường trực thì hiện nay đã bắt đầu tính toán thông qua hiệu suất KPI, mô hình tạo ra sản phẩm cuối nhiều hơn.

Nhân sự ghét văn phòng, bỏ chấm công, chi tiền mua chỗ làm theo sở thích - 4

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc (Viện trưởng viện Nghiên cứu đời sống xã hội – Social Live) cho biết làm việc từ xa sẽ là phương thức làm việc mới trong tương lai (Nguồn ảnh: Barxiu Coffee).

Bên cạnh đó, quản trị doanh nghiệp đang phát triển dựa trên nền tảng internet. Họ cũng chủ động thuê nhân sự ngoài, lao động tự do, thay vì tuyển dụng, từ đó tạo ra xu hướng hợp tác giữa các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cuối.

Ngoài ra, các bạn trẻ, nhân viên văn phòng hiện nay quan niệm không gian văn phòng như một khuôn khổ, tạo cảm giác không thoải mái. Nếu được lựa chọn, nhân sự trẻ muốn làm việc ở các không gian như nhà, quán cà phê… bởi không gò bó trong tiêu chuẩn trang phục, giờ giấc quy định. 

“Chính điều kiện xã hội này sẽ thúc đẩy sự thay đổi phương thức làm việc”, vị PGS.TS nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Lộc cho biết, việc doanh nghiệp xem trọng hiệu quả làm việc sẽ tạo sự rủi ro hơn cho lao động nếu họ không tuân thủ quy định. Hiện tại, các doanh nghiệp lựa chọn hình thức outsourcing (thuê ngoài), tạo làn sóng cho các bạn trẻ làm freelancer (làm việc tự do), tăng thêm cơ hội giúp doanh nghiệp lựa chọn được những người có chuyên môn cao. 

“Tôi nghĩ vấn đề mấu chốt là người lao động lựa chọn phương thức làm việc nào nhằm phù hợp với yêu cầu của thị trường, vì trong tương lai doanh nghiệp sẽ có vô vàn sự lựa chọn hơn nữa”, ông Lộc nói thêm.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BỔ, chăm, chỗ, CÔNG, ghét, LÀM, nhân, phỏng, số, Sự, theo, thích, Tiền, vấn

Cầm sổ đất, giấy tờ nhà để lấy tiền trồng nấm, chàng trai thu hơn 3 tỷ đồng

28th November 2023 by admin

Năm 2017, Bùi Minh Thắng vay 700 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Ngay sau đó, anh còn đi cầm sổ đất, giấy tờ nhà để vay thêm, rồi dồn tiền vào mô hình trồng nấm.

Chẳng mấy chốc, mô hình được nhân rộng từ 700m2 lên 3.000m2, chuyên sản xuất phôi nấm. Mỗi ngày, nông trại của anh cung cấp ra thị trường 70.000-80.000 túi phôi/tháng, với giá 5.000 đồng/túi phôi.

Giờ đây, nông trại nấm có thể kiếm được doanh thu ít nhất 300 triệu đồng/tháng. Đó là quả ngọt sau 13 năm theo đuổi đam mê khởi nghiệp của Thắng, khiến nhiều người khâm phục. 

Cầm sổ đất, giấy tờ nhà để lấy tiền trồng nấm, chàng trai thu hơn 3 tỷ đồng - 1

Anh Bùi Minh Thắng, chủ nông trại rộng 3.000m2, kiếm 300 triệu đồng/tháng nhờ trồng nấm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngỡ như trắng tay

Tốt nghiệp THPT năm 2009, Bùi Minh Thắng (31 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) được bố mẹ cho đi học tiếng Nhật để chuẩn bị đi du học. Tuy nhiên, sau 2 năm học tiếng, Thắng nhận ra nhu cầu thật sự của bản thân không phải ra nước ngoài học tập, mà là nghiên cứu trồng nông sản Việt, đặc biệt là nấm.

Gia đình vốn làm nông, bố mẹ thấu hiểu nỗi vất vả của người làm nghề nên ra sức khuyên ngăn anh. Tuy nhiên, vì quá khao khát được phát triển mô hình làm nông hiện đại, một phần cũng vì muốn ở gần gia đình, Thắng đã thuyết phục và nhận được cái gật đầu miễn cưỡng của bố mẹ.

Sau một năm vừa học vừa nghiên cứu, chàng trai bắt đầu những bước đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp của mình với mô hình trồng nắm. Không có vốn, đất đai, anh Thắng bán vườn lan mình tự trồng, lấy 25 triệu đồng để mua phôi nấm, nguyên vật liệu thô sơ. 

Thời điểm đó, vì không thể đầu tư máy móc nên mọi thứ còn đơn giản, thậm chí anh chỉ trồng nấm trong những chiếc thùng phuy sắt để tiết kiệm chi phí.

Không lâu sau, những khó khăn ập đến dù chàng trai đã tính toán vô cùng kỹ lưỡng.

“Mẻ nấm 100.000 phôi sau một thời gian chăm sóc đã không phát triển. Mất trắng ngay từ lần đầu khởi nghiệp, tôi cảm thấy rất hụt hẫng”, chàng trai bộc bạch.

Tiếp đó, việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất dù cho ra sản phẩm chất lượng hơn, nhưng doanh thu lại không đủ để Thắng chi trả các khoản phí khác. Ngày qua ngày, Thắng rơi vào cảnh nợ nần, đặt chân đến “bờ vực” thất bại.

“Bệnh liều” khó… chữa

Hằng ngày, chàng trai tự nhốt mình trong phòng để suy nghĩ cách làm giàu và phân tích nguyên nhân của việc trồng nấm thất bại. Có những đêm, vì quá chán nản, Thắng khóc như một đứa trẻ. Ở thời khắc tưởng chừng như từ bỏ, Thắng bất ngờ được gia đình an ủi và động viên.

“Tôi như chợt tỉnh ra, ngẫm rằng mình phải cố gắng hơn để không từ bỏ ước mơ, sự kỳ vọng từ gia đình. Từ những bước đi ngô nghê, thất bại lúc đầu, tôi biến đó làm bài học để bước tiếp. Vấp ngã sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn!”, chàng trai trải lòng.

Cầm sổ đất, giấy tờ nhà để lấy tiền trồng nấm, chàng trai thu hơn 3 tỷ đồng - 2

Làm việc bằng cái tâm và sự nỗ lực kiên trì, anh Thắng đạt được thành quả là các đơn hàng từ khắp mọi nơi dần đổ về (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Biết mình mắc “bệnh liều” khó chữa, anh Thắng loay hoay tìm cách khôi phục sản xuất ở nông trại nhỏ.

Nhờ nỗ lực, may mắn cũng đến với anh Thắng. Khách hàng, sản lượng nấm ngày càng tăng. Anh còn được tạo điều kiện vay vốn để phát triển mô hình, tăng diện tích từ 700m2 lên 2.000m2.

“Nấm từ nông trại dần có mặt tại các siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM. Doanh thu từ việc bán nấm và phôi nấm, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng nông trại lên 3.000m2”, anh Thắng chia sẻ.

Khác với kiểu trồng truyền thống, chàng trai còn mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị như máy phun sương, lò hơi, áp suất, hấp phôi, nuôi cấy meo giống… để cải tiến quy trình trồng.

Sau hơn 13 năm theo đuổi khởi nghiệp, ngoài doanh thu “khủng”, anh Thắng đã tạo cơ hội việc làm cho người dân lao động địa phương.

Để lan tỏa niềm đam mê nông sản Việt, ông chủ trẻ còn “mở cửa” để đón nhiều học sinh, sinh viên đến tham quan, học hỏi quy trình làm nấm. Đồng thời, anh còn tham gia vào công tác hướng dẫn người dân theo đuổi mô hình phát triển nông sản do địa phương tổ chức.

Cầm sổ đất, giấy tờ nhà để lấy tiền trồng nấm, chàng trai thu hơn 3 tỷ đồng - 3

Hằng tháng, anh còn phối hợp với địa phương để tổ chức nhiều chương trình giới thiệu mô hình trồng nấm cho trẻ em, các hộ dân trên địa bàn (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trước đó, năm 2018, chàng trai đã liên kết với trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ TPHCM để nghiên cứu, mang những mẻ phôi nấm đầu tiên có mặt trên hải đảo Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang).

“Đối với tôi, sự thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ đến với người kiên trì, cố gắng và ham học hỏi, có sự chuẩn bị”, chàng trai 9X cho hay.

Sắp tới, anh Thắng dự định sẽ mở thêm nông trại rộng 1ha tại tỉnh Đắk Nông để phát triển mô hình sản xuất, tăng sản lượng phôi nấm cung cấp cho thị trường.

Anh Bùi Minh Thắng hiện là phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Hòa Phú (huyện Củ Chi). Trước đó, anh được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM,…

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cảm, chàng, đặt, để, động, giấy, hơn, lấy, năm, nhà, số, Tiền, tố, trái, trong, tỷ

TP.HCM đánh giá quan hệ lao động năm 2023 ổn định, giảm số vụ ngừng việc

27th November 2023 by admin

Ngày 27.11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM có báo cáo về quan hệ lao động tại TP.HCM năm 2023. Theo đó, cơ quan này đánh giá tình hình lao động ổn định.

Giảm 6 vụ ngừng việc so với năm 2022

Thống kê từ ngày 1.11 đến nay, TP.HCM có 7 vụ lao động ngừng việc tập thể với khoảng 1.769 người tham gia. Con số này so với năm ngoái giảm 6 vụ và 4.168 người.

Đa số vụ việc xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vì các lý do như doanh nghiệp chưa công khai kịp thời thưởng tết năm 2023, còn nợ lương hay không thanh toán lương đúng quy định, chưa nâng lương đúng theo thỏa ước lao động tập thể…

TP.HCM đánh giá quan hệ lao động năm 2023 ổn định, giảm số vụ ngừng việc - Ảnh 1.

Tình hình quan hệ lao động tại TP.HCM năm 2023 ổn định

NHẬT THỊNH

LĐLĐ TP.HCM đánh giá, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, đơn hàng sản xuất giảm nên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là ở các doanh nghiệp giày da, may mặc.

Một số doanh nghiệp phải thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Điển hình tại công ty ở Q.Bình Tân từ đầu năm đến nay có 9.284 công nhân lao động bị mất việc. Một số doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ chờ việc hoặc nghỉ vào ngày thứ bảy hằng tuần.

Đến nay, đa số công nhân an tâm sản xuất. Tuy nhiên, dự báo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn do đơn hàng chưa ổn định; đời sống, việc làm và thu nhập của bộ phận người lao động tiếp tục bị ảnh hưởng.

Giám sát về lương thưởng, nắm bắt tình hình lao động kịp thời

LĐLĐ TP.HCM dự báo tình hình quan hệ lao động cuối năm 2023 và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, vì các vấn đề về lương, thưởng tết, bảo hiểm xã hội…

Đáng lưu ý, thưởng tết sẽ có sự chênh lệch về mức thưởng tại những doanh nghiệp có đông công nhân lao động, trong cùng một tập đoàn.

TP.HCM đánh giá quan hệ lao động năm 2023 ổn định, giảm số vụ ngừng việc - Ảnh 2.

Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong thời gian sắp tới

NHẬT THỊNH

Do đó, cuối năm 2023, LĐLĐ TP.HCM sẽ phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách về lương, thưởng tết đối với người lao động; tham gia giám sát thực hiện chính sách về giờ làm thêm, xây dựng thang bảng lương…

Song song đó, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để có giải pháp xử lý. Đặc biệt, triển khai có hiệu quả các kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán năm 2023 với phương châm “Tết đến với mọi đoàn viên, người lao động”, ưu tiên lao động bị giảm giờ làm, mất việc do doanh nghiệp cắt, giảm đơn hàng…

Xem nhanh 12h ngày 27.11: Thời sự toàn cảnh

Các cấp công đoàn TP.HCM trong năm qua đã tích cực chủ động phối hợp chủ doanh nghiệp tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho công đoàn viên, người lao động trên địa bàn, qua đó góp phần ổn định quan hệ lao động tại TP.HCM.

Song song đó, việc thực hiện các chính sách về quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao chất lượng, số lượng và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể (thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. Thỏa ước sẽ nâng cao nhiều quyền lợi của người lao động hơn – PV). Đơn cử năm 2023, TP.HCM có 1.174 thỏa ước lao động được ký mới, nâng tổng số thỏa ước lao động tập thể tại TP.HCM lên 10.272.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2023, Đ&aacutenh, định, động, gi&aacute, Giám, hệ, năm, ngưng, ổn, Quán, số, TP.HCM, việc, vụ

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ

26th November 2023 by admin

Khát khao con chữ

“Ông Lỳ Nỏ Pó là đồng môn của tôi đấy”, ông Hà Văn Cương (43 tuổi, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) cười khi dẫn chúng tôi tới thăm ông Pó. Tôi cứ ngỡ ông chủ người Mông làm giàu trên núi Thằm Tạp này còn trẻ lắm. Ấy nhưng đón chúng tôi là người đàn ông đã luống tuổi, chân chất như những người đàn ông dân tộc Mông tôi gặp nơi dải đất biên cương này.

“Tôi 25 tuổi mới đi học, nên học cùng khóa với Phó Bí thư Cương thôi. Tôi sinh năm 1962, tính ra là 61 tuổi rồi”, ông Pó giới thiệu về mình.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 1

Ông Lỳ Nỏ Pó (Ảnh: Hoàng Lam).

Thời điểm đó, ông Pó đã lấy vợ và là người cha của hai đứa con. Lỳ Nỏ Pó sinh ra và lớn lên ở Nậm Tột – cái tên cũng đủ gợi lên sự tách biệt, cheo leo và cái nghèo cả về kinh tế lẫn tri thức. Bởi vậy, những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, một người đàn ông đã có vợ con xuống núi đi học chữ là sự kiện chấn động cả bản.

Năm 1987, Nỏ Pó được vợ gói cho mấy cân gạo, vượt đường rừng xuống trung tâm xã theo học lớp xóa mù chữ. Ngoài ông Pó còn có mấy “đồng môn” lớn tuổi nữa, họ dựng lán, góp gạo thổi cơm để nuôi giấc mơ về con chữ.

“Bản ta nghèo lắm, cũng bởi không biết chữ cả thôi. Đi học dưới xã cả tuần, không đi làm rẫy được, vợ lại nuôi con nhỏ thì vất vả lắm nhưng Nhà nước cho học, phải đi chứ. Tay ta cầm dao, cầm rựa phát rẫy quen rồi, cầm cái bút không quen, viết theo cái ý của mình khó lắm, nhưng khó phải cố thôi”, ông Pó kể.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 2

Ông Pó kể chuyện đi học cái chữ ở tuổi 25, khi bàn tay đã quen cầm dao phát rẫy (Ảnh: Hoàng Lam).

Bằng khổ luyện và khát khao con chữ, Lỳ Nỏ Pó học hết tiểu học. Muốn học thêm phải xuống Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. 30 tuổi, quãng đường đến với cái chữ của người đàn ông dân tộc Mông này lại xa thêm 50 cây số. Hồi ấy, đường xuống huyện còn khó đi lắm, chưa được thảm nhựa như bây giờ, xe cộ cũng không có, Nỏ Pó phải đi bộ. Khó khăn như thế nhưng không ngăn được quyết tâm “học lên cao” của Lỳ Nỏ Pó.

“Tôi học đến lớp 7 thì vợ sinh đứa con thứ 4. Sinh khó, phải đi viện cấp cứu, tôi phải nghỉ học để chăm sóc vợ. Hai đứa con đầu đã đi học, vợ đau yếu lại phải nuôi con nhỏ, mình là trụ cột trong nhà, phải về thôi”, ông Pó vẫn nuối tiếc khi nói về sự học bị đứt gánh giữa chừng của mình.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 3

Ông Lỳ Nỏ Pó thành công với mô hình chăn nuôi đại gia súc, có thời điểm tổng đàn lên tới hơn 100 con trâu, bò, ngựa (Ảnh: Huyền Ngân).

Khi bản Nậm Tột được tách ra thành các bản mới, gia đình ông Pó trở thành công dân của bản Phà Khốm. Có chữ nghĩa, Lỳ Nỏ Pó được tín nhiệm làm Bí thư đoàn thanh niên, rồi Trưởng bản Phà Khốm. Năm 1996, Nỏ Pó được đứng vào hàng ngũ Đảng và được bầu giữ Bí thư chi bộ bản.

Mình là đảng viên, chẳng lẽ cứ chịu mãi cảnh nghèo này?, ông Pó nghĩ và trăn trở lắm. Năm 1999, Ngân hàng chính sách xã hội có chương trình cho vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, Lỳ Nỏ Pó mạnh dạn làm hồ sơ vay 5 triệu đồng, mua 2 con bò giống thả trên núi Thằm Tạp để khởi nghiệp.

Từ 2 con bò đầu tiên này, đảng viên người Mông bước chân vào con đường làm giàu lắm gian nan nơi miền biên viễn.

Gia tài bạc tỷ trên núi Thằm Tạp

Năm 2003, thực hiện chủ trương đưa đồng bào Mông ở các bản biên giới của xã Tri Lễ về sinh sống ở khu kinh tế mới Minh Châu, Lỳ Nỏ Pó đưa cả gia đình rời Phà Khốm.

Xuống khu kinh tế mới, Lỳ Nỏ Pó được bầu giữ chức vụ trưởng ban công tác mặt trận bản D1. Khi bản D1 sáp nhập vào bản Na Niếng, ông xin nghỉ vì có tuổi, hơn nữa, quá bận với đàn trâu, bò ngựa cả trăm con.

Hỏi chuyện nuôi trâu bò, ông Pó kể say sưa lắm. Chuyển đến khu kinh tế mới theo chủ trương của huyện, của xã nhưng chuồng trại của gia đình ông vẫn để lại bản cũ. Từ chỗ ở đến khu chuồng trại chăn nuôi trên núi Thằm Tạp, vợ chồng ông Pó phải di chuyển non chục cây số.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 4

Ông Pó khoanh 10ha đất rừng để chăn trâu bò (Ảnh: Huyền Ngân).

“Tôi mua bò cái nuôi, đẻ bê cái thì để nuôi, bê đực thì bán đi. Bán 2 con bê đực mua được một con bê cái, cứ thế tăng đàn dần dần, rồi mua thêm trâu, ngựa. Có thời điểm, tổng đàn trâu, bò, ngựa của tôi phải đến trên 100 con”, ông Pó say sưa kể.

Thời gian đầu, đàn bò của ông cứ thả rông trong rừng, tự kiếm ăn. Chuyện trâu bò mải kiếm ăn, đi sâu vào trong rừng, phải đi tìm hay lẫn vào đàn của hàng xóm xảy ra như cơm bữa. Chưa kể, mùa mưa rét, sương muối, bò chết dần chết mòn, con chết do đói, con chết vì rét quá. “Có năm chết 8 con, có năm chết 16 con”, ông Pó kể. Tôi nhẩm tính sơ sơ, cứ trung bình mỗi con 20 triệu đồng, ông Pó cũng thiệt hại mấy trăm triệu đồng.

Phải thay đổi cách thức chăn nuôi thôi, không thể cứ “nhờ trời” mãi được, ông Pó nghĩ. Ông xuống núi, tranh thủ tham dự các lớp khuyến nông, học hỏi thêm về cách thức chăm sóc đàn gia súc. Đều đặn mỗi năm ông tiêm phòng cho đàn trâu bò của mình 2 lần, bổ sung muối vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 5

Gia đình ông Pó dành 2ha đất trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò, nhất là vào thời điểm mưa rét (Ảnh: Huyền Ngân).

Cùng với kiến thức được tập huấn, lại được các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Hội nông dân xã Tri Lễ góp ý, ông bắt tay vào khoanh rừng để nuôi bò. Vẫn là nuôi thả đấy, nhưng theo cách thức dễ quản lý hơn.

10ha đất núi Thằm Tạp ông phân chia từng khu vực, trong đó dành hẳn 2ha đất trồng cỏ voi chủ động nguồn thức ăn, phần còn lại khoanh đồng cỏ để trâu bò tự đi kiếm ăn khi thời tiết thuận lợi.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 6

Ông Hà Văn Cương – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ – đánh giá mô hình chăn nuôi của ông Pó có quy mô tổng đàn lớn nhất và hiệu quả nhất xã (Ảnh: Hoàng Lam).

“Tôi chia thành từng đàn nhỏ, mỗi đàn chỉ có 1-2 con bò đực thôi, nếu nhiều bò đực sẽ dẫn đến tranh dành con cái, việc phối giống hay bảo vệ đàn khó hơn. Mà phải chọn bò đực to, khỏe, như thế mới tốt giống”, ông Pó chia sẻ về kinh nghiệm tăng đàn gia súc của mình.

Ông xây dựng các khu chuồng trại, vào những đợt rét đậm, rét hại “sơ tán” đàn bê hay những con bò ốm yếu vào đấy, che bạt cản gió, đốt củi sưởi ấm cho bò. Nhờ tiêm phòng đầy đủ, chủ động nguồn thức ăn dự trữ, có khu chuồng trại tránh mưa, rét, ông Pó khắc phục dần yếu điểm của cách thức chăn nuôi truyền thống của đồng bào Mông nơi đây.

“Giờ hai vợ chồng có tuổi rồi, phải giảm đàn thôi. Tôi bán hết ngựa rồi, giờ chỉ nuôi 35 con bò, bê và 25 con trâu”, ông Pó kể.

Theo tiết lộ của ông Pó, thời điểm này, giá trâu bò có giảm hơn so với trước kia nhưng một con trâu thịt nặng khoảng 1,5 tạ có giá 30 triệu đồng, con bò khoảng 1 tạ có giá 17-18 triệu đồng. Tính bình quân, đàn trâu, bò của ông Pó có giá trị khoảng hơn 1,2 tỷ đồng nhưng ông chưa nhận mình là giàu. Điều khiến ông tự hào nhất là nhờ chăn nuôi, bản thân đã thoát nghèo, trả hết nợ và nuôi dạy con cái trưởng thành.

“Con trai đầu học đại học xong đi làm thầy giáo. Hai con gái thì lấy chồng rồi. Thằng Tỉnh (anh Lỳ Bá Tỉnh – con trai thứ 2 của ông Pó) thi đại học không đậu, ở nhà nuôi trâu bò với bố mẹ. Nay Tỉnh có trang trại chăn nuôi riêng, không làm chung với bố mẹ nữa”, ông Pó tự hào khoe.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 7

Đảng ủy xã Tri Lễ thăm, đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế của ông Lỳ Nỏ Pó (Ảnh: Huyền Ngân).

Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của ông Lỳ Nỏ Pó, ông Hà Văn Cương – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ – hồ hởi: “Trang trại của ông Pó có quy mô tổng đàn nhiều nhất xã, có thời điểm lên tới hơn 100 con gia súc các loại. Không chỉ làm kinh tế giỏi, được báo cáo điển hình tại hội nghị nông dân giỏi toàn tỉnh, ông Pó nhiều năm liền được công nhận là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Pó còn nhiệt tình truyền kinh nghiệm chăn nuôi cho nhiều hộ dân trong xã. Từ mô hình kinh tế hiệu quả của ông Pó, Đảng ủy, chính quyền xã Tri Lễ đã tổ chức các hộ dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm để từ đó nhân rộng ra địa bàn toàn xã. Tính đến nay, xã biên giới Tri Lễ có hơn 100 mô hình chăn nuôi, mặc dù quy mô còn nhỏ, lẻ nhưng đã và đang chứng tỏ hướng đi đúng trong phát triển kinh tế ở địa phương”.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: chủ, Dẫn, Học, hưu, mọi, người, Ông, số, súc, Tiền, tuổi, tỷ

5 kiểu người thường gặp ở chốn công sở

19th November 2023 by admin

5 kiểu người thường gặp ở chốn công sở - 1

Cuộc khảo sát 15.000 nhân viên văn phòng trên thế giới đã chỉ ra những nhóm tính cách tiêu biểu trong môi trường làm việc công sở (Ảnh minh họa: Pexels).

Kết quả khảo sát của Slack (một công ty về dịch vụ nhắn tin chuyên nghiệp) chỉ ra rằng, loại tính cách phổ biến nhất của các nhân viên là “thám tử”. Nhóm này chiếm 30% số người tham gia và hầu hết là những nhân viên đã có nhiều hiểu biết về nơi đang làm việc.

Nhóm thám tử sẽ không ngừng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới để giúp đỡ đồng nghiệp. Những người này thích chủ động làm việc và hoạt động có tổ chức, quyết tâm. Nhóm nhân viên này thích làm việc trực tiếp để tìm hiểu sâu hơn, có 20% phản đối làm việc toàn thời gian từ xa.

Pháp, Anh, Mỹ và Đức là những quốc gia có nhiều nhân viên như trên nhất, số liệu lần lượt là 38%, 34%, 33%. Nguyên nhân bởi lực lượng lao động ở các nước này trẻ hơn so với những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hóa hơn.

Tiếp đó là nhóm “nhà quan hệ”, phổ biến ở các quốc gia như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Úc. Những nhân viên có loại tính cách này xem việc cung cấp kiến thức cho người khác là rất quan trọng. Họ cho rằng tất cả nhân viên phải được nhận mọi thông báo từ công ty.

Bên cạnh đó, với tính cách hướng ngoại, nhóm nhân viên này thích kết bạn và có thể phát triển các mối quan hệ đồng nghiệp.

“Chiến binh đường bộ” là một nhóm tính cách phổ biến không kém ở thời đại ngày này, khi có nhiều người thích làm việc tự do, không gò bó về thời gian cũng như địa điểm làm việc.

Những nhân viên có tính cách này thường linh hoạt và tự chủ, thích làm việc ở bất cứ đâu và khi nào họ muốn. Thậm chí, nhóm nhân viên này có thể gầy dựng mối quan hệ lâu dài với đồng nghiệp dù chỉ gặp từ xa. Trong khảo sát, những nhân viên có tính cách như trên chiếm 28% ở Nhật Bản, 26% ở Singapore và 18% ở Ấn Độ, 19% ở Hàn Quốc.

“Người giải quyết vấn đề” là nhóm tính cách chỉ người luôn tiết kiệm thời gian. Họ là những nhân viên không thích sự lặp lại, thường sử dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo để giải quyết công việc hiệu quả hơn. Các quốc gia phát triển về công nghệ như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là nơi có nhiều nhân viên như trên nhất.

Cùng yêu thích trí tuệ nhân tạo, nhóm tính cách “người theo chủ nghĩa biểu hiện” thường dựa vào hình ảnh trực quan (biểu tượng cảm xúc, ảnh động,…) trong giao tiếp với đồng nghiệp. Những nhân viên này muốn nổi bật trong những cuộc tương tác, nên có thái độ ít trang trọng hơn.

Nhóm tính cách này chỉ chiếm 10%, nổi bật ở các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: chốn, CÔNG, GẤP, kiểu, người, số, thường

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 5
  • Next Page »

Recent Posts

  • Chính sách mới về đào tạo lao động Việt sang Hàn Quốc làm việc
  • Hàng xiên nướng doanh thu hơn 16 triệu đồng/ngày: Bí quyết đông nghịt khách
  • Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20%
  • Nghề thử thức ăn cho chó, lương 1,5 tỷ đồng: Không phải ai cũng dám làm!
  • Đồng Nai: Công bố tên 525 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN