(Dân trí) – Với niềm đam mê hội họa, anh Nguyễn Đình Thăng (quận Bình Thạnh, TPHCM) đã dùng búa để tạo ra những bức tranh chân dung trên mặt kính với giá trị lên đến hàng chục triệu đồng.
Chàng trai ở TPHCM vẽ tranh bằng… búa
by admin
Chàng trai ở TPHCM vẽ tranh bằng… búa
by admin
Lo cho thai nhi trong bụng
Chị N.T.L., công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), là một trong 351 người phải nhập viện theo dõi sức khỏe do có biểu hiện ngộ độc sau bữa ăn ca.
Đang mang bầu, chị L. được điều trị tại Khoa sản, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt. Nhớ như in cách đây 1 tháng, chị bị đi ngoài sau bữa ăn trưa tại công ty.
“Tháng trước, sau khi ăn bún trong bữa trưa tại công ty, tôi cũng bị đi ngoài, buồn nôn. Bún có mùi chua, như bị thiu”, nữ công nhân kể.
Sau khi nữ công nhân này phản ánh, công ty ghi nhận ý kiến và đền bù suất ăn mới.
Công nhân mang bầu bị ngộ độc (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Đang mang thai tuần thứ 23, chị N.T.N. (Tam Dương, Vĩnh Phúc) tỏ ra hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của em bé trong bụng. Sau gần một ngày điều trị, chị N. đã ổn định về sức khỏe và tinh thần.
Nữ công nhân cho hay, ca ăn trưa của chị bắt đầu lúc 12h30. Sau đó, chị về xưởng nghỉ trưa. Khoảng 14h, chị N. thấy mệt trong người và nôn dữ dội. Cùng thời điểm trên, 6-7 người làm cùng dây chuyền với nữ công nhân cũng có biểu hiện tương tự.
“Lúc đó tôi nôn nhiều, mệt đờ mà hoảng sợ, lo cho em bé trong bụng. Khi thấy 6-7 người khác cũng bị giống mình tôi càng hốt”, chị N. nhớ lại.
Chị N. cho biết, trước 9h hằng ngày, công nhân đều nhận được thông báo về thực đơn qua ứng dụng riêng của công ty. Bữa trưa hôm qua có 4 món: dưa chua, canh chua giá đỗ, súp lơ xào và thịt gà xào sả ớt.
Nữ công nhân mong muốn công ty có trách nhiệm hỗ trợ viện phí, tiền lương trong những ngày chị và đồng nghiệp phải nằm viện điều trị.
“Qua sự việc lần này, chúng tôi rất chia sẻ với công ty. Thực sự người lao động không cần bữa ăn phải có nhiều món nhưng công ty cần quan tâm hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh những vụ việc tương tự xảy ra”, chị N. mong mỏi.
Phát hoảng thấy đồng nghiệp nôn ói la liệt
13 năm làm công nhân tại công ty, chị D.T.H. (Tam Dương, Vĩnh Phúc) cho biết, đây là lần đầu chứng kiến cảnh hàng trăm công nhân cùng bị ngộ độc thực phẩm.
“Sau bữa ăn trưa khoảng 2 tiếng, tôi bắt đầu cảm thấy đau đầu, người ớn lạnh. Ban đầu tôi nghĩ do trong xưởng bật quạt lạnh. Một lúc sau tôi buồn nôn và thấy nhiều người trong xưởng cũng có các biểu hiện giống mình.
Sau khi sự cố xảy ra, ban lãnh đạo công ty đã huy động xe ô tô đưa chúng tôi đến bệnh viện cấp cứu. Cùng lúc có nhiều người bị như vậy, tôi khá hoảng hốt”, chị H. nhớ lại.
Các công nhân cơ bản phục hồi tốt sau khi vào viện điều trị (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Theo lời chị H., tiêu chuẩn suất ăn của công nhân tại công ty là 20.000 đồng/người/bữa. “Thực đơn thay đổi theo từng ngày, không ngày nào giống ngày nào. Suất ăn như vậy ở xưởng chúng tôi thấy đảm bảo”, chị H. nói.
Đại diện công ty cho biết, đơn vị đã phối hợp với các bệnh viện đang điều trị cho công nhân của công ty để xử lý vấn đề viện phí. Cho tới khi công nhân được xuất viện, công ty sẽ chi trả các chi phí điều trị liên quan trực tiếp với bệnh viện.
Theo báo cáo của công ty, đến thời điểm hiện tại đã có thêm 5 người nhập viện, nâng số người phải vào viện theo dõi sức khỏe lên 356.
Cùng với đó, đại diện Sở Y tế Vĩnh Phúc thông tin, trong đêm 14/5, đã có 70 người xuất viện do tình hình sức khỏe ổn định. Thêm nữa, hôm nay dự kiến 50-70 người cũng được trở về nhà.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Lo cho thai nhi trong bụng
Chị N.T.L., công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), là một trong 351 người phải nhập viện theo dõi sức khỏe do có biểu hiện ngộ độc sau bữa ăn ca.
Đang mang bầu, chị L. được điều trị tại Khoa sản, Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt. Nhớ như in cách đây 1 tháng, chị bị đi ngoài sau bữa ăn trưa tại công ty.
“Tháng trước, sau khi ăn bún trong bữa trưa tại công ty, tôi cũng bị đi ngoài, buồn nôn. Bún có mùi chua, như bị thiu”, nữ công nhân kể.
Sau khi nữ công nhân này phản ánh, công ty ghi nhận ý kiến và đền bù suất ăn mới.
Công nhân mang bầu bị ngộ độc (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Đang mang thai tuần thứ 23, chị N.T.N. (Tam Dương, Vĩnh Phúc) tỏ ra hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của em bé trong bụng. Sau gần một ngày điều trị, chị N. đã ổn định về sức khỏe và tinh thần.
Nữ công nhân cho hay, ca ăn trưa của chị bắt đầu lúc 12h30. Sau đó, chị về xưởng nghỉ trưa. Khoảng 14h, chị N. thấy mệt trong người và nôn dữ dội. Cùng thời điểm trên, 6-7 người làm cùng dây chuyền với nữ công nhân cũng có biểu hiện tương tự.
“Lúc đó tôi nôn nhiều nên rất lo cho em bé trong bụng. Khi thấy 6-7 người khác cũng bị giống mình tôi càng hoảng hốt”, chị N. nhớ lại.
Chị N. cho biết, trước 9h hằng ngày, tất cả công nhân đều nhận được thông báo về thực đơn qua ứng dụng riêng của công ty. Bữa trưa hôm qua gồm 4 món dưa chua, canh chua giá đỗ, súp lơ xào và thịt gà xào sả ớt.
Nữ công nhân mong muốn công ty có trách nhiệm hỗ trợ viện phí, tiền lương trong những ngày chị và đồng nghiệp nằm viện điều trị.
“Qua sự việc lần này, chúng tôi rất chia sẻ với công ty. Chúng tôi không cần bữa ăn phải có nhiều món nhưng công ty cần quan tâm hơn đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh những vụ việc tương tự xảy ra”, chị N. mong mỏi.
Phát hoảng thấy đồng nghiệp nôn ói la liệt
13 năm làm công nhân tại công ty, chị D.T.H. (Tam Dương, Vĩnh Phúc) cho biết, đây là lần đầu chị gặp phải sự việc hàng trăm công nhân bị ngộ độc thực phẩm.
“Sau bữa ăn trưa khoảng 2 tiếng, tôi bắt đầu cảm thấy đau đầu, người hơi rét. Ban đầu nghĩ do bật quạt lạnh, song một lúc sau trong người thấy buồn nôn và nhiều người trong xưởng cũng có các biểu hiện giống tôi.
Sau khi sự việc xảy ra, ban lãnh đạo công ty đã huy động xe ô tô đưa chúng tôi đến bệnh viện cấp cứu. Cùng lúc có nhiều người bị như vậy, tôi khá hoảng hốt”, chị H. nhớ lại.
Các công nhân cơ bản phục hồi tốt sau khi vào viện điều trị (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Theo lời chị H., tiêu chuẩn suất ăn của công nhân tại công ty là 20.000 đồng/người/bữa. “Thực đơn thay đổi theo từng ngày, không ngày nào giống ngày nào. Suất ăn như vậy ở xưởng chúng tôi thấy đảm bảo”, chị H. nói.
Đại diện công ty cho biết, đơn vị đã phối hợp với các bệnh viện đang điều trị cho công nhân của công ty liên quan đến viện phí. Đối với những trường hợp công nhân được xuất viện, công ty sẽ chi trả các chi phí điều trị liên quan trực tiếp với bệnh viện.
Theo báo cáo của công ty, đến thời điểm hiện tại đã có thêm 5 người nhập viện, nâng số người phải vào viện theo dõi sức khỏe lên 356.
Cùng với đó, đại diện Sở Y tế Vĩnh Phúc thông tin, trong đêm 14/5, đã có 70 người ra viện do tình hình sức khỏe ổn định. Thêm nữa, hôm nay dự kiến 50-70 người cũng được trở về nhà.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Sáng 15/5, đoàn công tác của UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm việc tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam liên quan đến vụ việc hàng trăm công nhân bị nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa hôm 14/5.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Y tế, đoàn công tác đến kiểm tra, niêm phong và lập biên bản tại bếp ăn của công ty. Lực lượng cũng thông báo đến lãnh đạo công ty về việc tạm thời đình chỉ bếp ăn tập thể tại đây đến khi có kết quả lấy mẫu thực phẩm.
Ông Kwon Yong Teak, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam cho biết, hôm nay, vẫn có gần 3.000 công nhân đi làm như thường lệ. Công ty vẫn phải chuẩn bị suất ăn trưa cho số công nhân này.
Theo thông tin từ phía doanh nghiệp, bếp ăn tại công ty vẫn nấu gần 3.000 suất ăn trưa cho công nhân, giá thành 20.000 đồng/suất.
Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Theo Tổng Giám đốc, công ty vận hành bếp ăn, cung cấp suất ăn cho công nhân. Hôm qua, sự cố xảy ra tại khu vực này. Sau đó, công ty đã thông báo không tự nấu ăn cho công nhân mà sử dụng một đơn vị nấu ăn, dự kiến ký hợp đồng cung cấp suất ăn trong chiều hôm nay.
Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho biết đã loại bỏ hết những thực phẩm, gia vị cũ. Sáng nay, công ty vận hành bếp ăn với toàn bộ nguyên liệu mới nhập về.
Sau thông báo đình chỉ bếp ăn của các cơ quan liên quan, Tổng Giám đốc công ty vô cùng lo lắng, không biết phải xoay xở như thế nào khi sắp đến giờ ăn trưa lúc 11h30 của hàng nghìn công nhân.
Đại diện doanh nghiệp cho rằng, bữa ăn là vấn đề quan trọng đối với người lao động. Vì vậy, việc đình chỉ bếp ăn tập thể và thay thế bằng suất ăn công nghiệp do bên thứ ba cung cấp cũng cần phải lấy ý kiến, thương lượng với công nhân.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.
“Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng”, Cục An toàn thực phẩm quán triệt.
Công nhân nghi ngộ độc đang được theo dõi tại bệnh viện (Ảnh: Sơn Nguyễn).
Theo báo cáo của Công an tỉnh Vĩnh Phúc, trưa ngày 14/5, tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tổ chức cho khoảng hơn 3.298 công nhân ăn trưa thành 2 ca (ca một lúc 11h30 có khoảng hơn 1.000 suất, ca 2 lúc 12h30 có khoảng 2.000 suất).
Suất ăn do Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tự nấu gồm có: gà xào, súp lơ xanh, canh đỗ xanh, dưa muối.
Đến khoảng 17h cùng ngày, đã có 351 công nhân của công ty có biểu hiện đau bụng, buồn nôn đã được đưa đến các bệnh viện theo dõi.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Làm việc đến sáng là chuyện bình thường
Trong hội nhóm chia sẻ về kinh nghiệm làm việc, chủ đề “góc khuất của các nghề liên quan đến truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng (tổ chức sự kiện)” có hàng nghìn lượt bình luận.
A.Y., người có 5 năm làm việc trong ngành, cho biết ngành này thường ưu tiên người có ngoại hình và giỏi giao tiếp.
Nghề tổ chức sự kiện đòi hỏi người làm nghề phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao và biết cách đối mặt với các tình huống oái oăm (Ảnh minh họa: Mproduction).
Bên cạnh đó, ngoài việc làm trên cơ quan, thỉnh thoảng nhân viên còn phải đến những bữa tiệc rượu để gặp đối tác.
Không dừng lại ở đó, chị C.T.A., người có kinh nghiệm làm việc trong ngành truyền thông, cho hay vì tính chất công việc, thời gian biểu có thể bị đảo lộn khiến các chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện dễ mắc các bệnh về dạ dày hoặc mất ngủ.
“Ngành này còn đòi hỏi bạn phải biết “diễn xuất”. Nghĩa là dù có đang đau bụng đến sắp ngất, bạn cũng phải nở nụ cười tươi với đối tác, khách hàng hoặc người tham gia sự kiện”, A. chia sẻ.
Không thể chịu áp lực của nghề, không ít chuyên viên tổ chức sự kiện đã phải chuyển công việc khác (Ảnh minh họa: Enchanted Events).
Anh Trần Thanh Cường (46 tuổi, ngụ tại TPHCM), giám đốc một công ty sự kiện, bộc bạch rằng anh vẫn không quên được những ngày tháng vất vả nhất đời khi lần đầu bước chân vào làm nghề.
Anh Cường chia sẻ rằng anh mê nghề tổ chức sự kiện bởi đây là công việc của sự tự do.
“Giới tính, độ tuổi, học vấn như thế nào cũng có thể làm sự kiện. Công việc này còn cho tôi cơ hội được đi nhiều nơi, gặp nhiều người mà cả đời tôi không nghĩ được gặp họ”, anh Cường nói.
Thế nhưng, anh Cường tiết lộ ngành này chỉ có ai thực sự đam mê mới có thể thành công bởi đây là công việc “đa nhiệm”, vô cùng vất vả. Thời gian đầu, anh Cường phải làm việc liên tục, quên ăn, quên ngủ. Thu nhập mỗi tháng anh Cường nhận chưa đến 1 triệu đồng, không đủ để anh chi cho tiền cước gọi cho khách hàng hằng ngày.
Anh Cường tỉ mỉ hướng dẫn nhân viên trong đợt thi công sân khấu cho sự kiện (Ảnh: Nguyễn Vy).
Hơn nữa, thỉnh thoảng anh Cường cũng bị công ty điều phối nhân sự đi công tác tỉnh trong nhiều ngày. Nếu từ chối, vị trí của anh có thể bị thay thế hoặc ảnh hưởng đến cả ê-kíp thi công chương trình trị giá hàng tỷ đồng.
“Làm việc 2-3h sáng mới về là chuyện bình thường. Tôi nhớ mãi cảnh bản thân không có mặt lúc vợ sắp sinh, vì bản thân phải hoàn thành nhiệm vụ ở nơi xa. Những lúc như vậy rất buồn, nhưng tính chất công việc mình chọn là thế phải cố gắng vì sự nghiệp tương lai.
Nhờ những nỗ lực, đánh đổi, nhiều năm sau tôi mới nhận được sự tín nhiệm từ cấp trên, đạt mức lương cao hơn gấp nhiều lần. Từ đó, bản thân có thể mở rộng mối quan hệ, tự tạo công ty cho riêng mình như ngày hôm nay”, anh chia sẻ.
Những lần “đánh đổi”
T.T. (23 tuổi, ngụ tại TP Hà Nội), từng là một chuyên viên tổ chức sự kiện, cho hay, gần 1 năm trước, cô bị đối tác quấy rối tình dục ngay trong sự kiện mà công ty tổ chức. Đến nay, T. vẫn không vượt qua được nỗi ám ảnh ấy, cũng không dám trở lại công việc.
Trước khi theo nghề, T. bộc bạch rằng bản thân từng ngưỡng mộ những người làm công việc tổ chức sự kiện. Trong nhiều hoạt động ở trường, T. nhận thấy bản thân được thể hiện tính cách năng nổ, hoạt bát nên kỳ vọng rất nhiều vào nghề này.
“Tôi được cảnh báo về việc đụng chạm cơ thể, nhưng chưa từng nghĩ sẽ đến mức bản thân bị quấy rối”, T. nói.
Ngày diễn ra sự kiện, T. được phân công phụ trách mảng truyền thông và làm việc với 3 đối tác là người nước ngoài.
“Trong lúc trò chuyện, chúng tôi giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhưng thỉnh thoảng tôi bối rối khi họ nói một vài câu tiếng Đức và nhìn nhau cười. Trong khi đó, tôi thì chẳng hiểu họ nói gì”, T. nói.
Sau cuộc trao đổi trên, một đồng nghiệp liền kéo T. lại và trao đổi về những câu tiếng Đức nhóm đối tác vừa nói. Đồng nghiệp cũng nhắc T. nên tránh tiếp xúc với nhóm đối tác để tránh những việc không hay.
Không ít chuyên viên tổ chức sự kiện cho hay chỉ một sơ xuất nhỏ có thể khiến cả chương trình bị hủy bỏ (Ảnh minh họa: Mindfulmeeting).
“Chị đồng nghiệp nhắn nhủ với tôi rằng phải cẩn trọng với họ, vì nhóm đối tác ấy vừa nói với tôi rằng em này “nở” quá, nhìn là muốn quan hệ”, T. sợ hãi, kể lại.
Để giữ an toàn cho bản thân, T. đành phải năn nỉ một nam đồng nghiệp phụ giúp việc trao đổi với nhóm đối tác người nước ngoài. Tuy nhiên, có vẻ nhóm đối tác chưa muốn buông tha T.
“Tôi càng sợ hãi, né tránh, họ càng tấn công và tìm cách cọ xát người vào tôi. Họ ngỏ ý muốn đưa tôi về nhưng tôi từ chối thì liền bị ô tô của họ bám theo. Mãi đến khi tôi gọi bạn đi cùng thì họ mới bỏ đi”, T. bức xúc.
Dù sau đó sự kiện còn diễn ra thêm 2 ngày nữa, nhưng T. đã nộp đơn xin nghỉ việc vì quá ám ảnh.
“Là sinh viên mới ra trường lại ở tỉnh lên nên lần đầu gặp chuyện như vậy tôi rất sợ. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lý khiến tôi không dám đi làm. Khi tôi báo cáo chuyện này lên cấp trên thì cấp trên vẫn không có động tĩnh gì. Đồng nghiệp thì nói đã có nhiều nhân viên gặp chuyện tương tự. Cuối cùng, tôi quyết định nghỉ việc”, cô gái nói.
Theo cô gái, không chỉ trải qua trường hợp như trên, người làm nghề tổ chức sự kiện, đặc biệt là nữ giới, có thể chịu nhiều thiệt thòi và vất vả. Có khi, nhân viên phải thức khuya, dậy sớm, thậm chí di chuyển hơn 30-40km để đến điểm diễn ra sự kiện.
Ngoài ra, người làm nghề này phải thật cầu toàn, bởi một sơ xuất nhỏ cũng có thể khiến cả chương trình kinh phí hàng tỷ đồng bị hủy bỏ hoặc xảy ra sự cố đe dọa đến tính mạng con người.
“Sự kiện luôn có sự tham gia của quan chức cấp cao, nghệ sĩ, người nổi tiếng nên tác phong của chuyên viên luôn phải thật chuyên nghiệp. Đôi lúc, thu nhập của người làm nghề cũng không ổn định vì không phải tháng nào cũng có sự kiện, đôi khi còn có chương trình mất vài tháng chuẩn bị”, T. cho hay.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi