TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay: Tăng hơn 10.000 người thất nghiệp

29th September 2023 by admin

Tỷ lệ giải quyết việc làm tăng, nhưng số hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng tăng

Ngày 29.9, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 242.812 lượt người (đạt 80,7% kế hoạch), trong đó, số chỗ việc làm mới là 107.368 (đạt 76,69% kế hoạch). So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,24%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,3%.

Tuy nhiên, số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục tăng. Cụ thể, TP.HCM đã tiếp nhận 166.266 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và đã ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 112.067 người lao động. So với cùng kỳ năm 2022, số lao động nghỉ việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 10.323 người, tỷ lệ tăng 9,74%.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay: Tăng hơn 10.000 người thất nghiệp - Ảnh 1.

Số lượng người đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp tục gia tăng

NHẬT THỊNH

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 40 doanh nghiệp với số lao động mất việc là 3.730 người (tăng 23 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 3.580 người).

Con số này chưa bao gồm người lao động mất việc theo hình thức thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động như trường hợp ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam giảm hơn 9.000 lao động trong các đợt vừa qua, hoặc mất việc vì doanh nghiệp phá sản, giải thể.

Thị trường lao động TP.HCM sẽ “ấm dần”

Bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) nhận định quý 3/2023, thị trường lao động TP.HCM có nhiều biến động, dù còn thách thức nhưng có nhiều tín hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp tìm được đơn hàng mới, nhu cầu tuyển dụng có nhiều khởi sắc.

Những tháng cuối năm 2023, dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là doanh nghiệp thâm dụng lao động.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay: Tăng hơn 10.000 người thất nghiệp - Ảnh 2.

Thị trường lao động TP.HCM từ đây đến cuối năm dự báo sẽ ấm dần lên do nhu cầu tiêu dùng lễ, tết tăng cao

NHẬT THỊNH

Tuy nhiên, kinh tế – xã hội TP.HCM đã đạt một số kết quả tích cực, với số doanh nghiệp quay trở lại sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp thành lập mới tăng lên đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Mặt khác, hoạt động đầu tư công, xuất khẩu được đẩy mạnh, doanh nghiệp tăng cường sản xuất, kinh doanh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ, tết nên cũng sẽ góp phần làm cho thị trường lao động ấm dần lên.

Với thị trường lao động – việc làm ngày càng năng động và cạnh tranh quyết liệt, nhu cầu nhân lực tập trung vào lao động có trình độ, kỹ năng. Thế nên, để bắt nhịp tốt và gia tăng lợi thế cạnh tranh, người lao động cần đa dạng hóa kỹ năng bản thân, tích cực chủ động nâng cao kiến thức, trình độ, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả công việc. Đặc biệt trong thời gian bị giãn việc, hoãn việc cần chủ động tham gia các lớp đào tạo nghề để chuyển hướng tìm việc ở những ngành nghề phù hợp.

Trong quý 3/2023, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thực hiện khảo sát chất lượng lao động và nhu cầu sử dụng lao động tại 9.755 doanh nghiệp với 233.438 lao động đang làm việc thì có 1.242 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong năm 2023, chiếm 12,73% tổng doanh nghiệp khảo sát.

Các doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động tập trung ở các ngành bán buôn; xây dựng nhà các loại; hoạt động kinh doanh bất động sản; bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải…

Về hình thức cắt giảm lao động, có 801 doanh nghiệp (chiếm 61,85%) cho biết sẽ giảm giờ làm việc, cho người lao động nghỉ luân phiên; 121 doanh nghiệp (chiếm 9,34%) sẽ tạm thời cho người lao động nghỉ việc và có hỗ trợ một phần tiền lương; 122 doanh nghiệp (9,42%) tạm thời cho người lao động nghỉ việc không hỗ trợ tiền lương và có 251 doanh nghiệp lựa chọn hình thức cho lao động thôi việc (chiếm 19,38%).

Trong trường hợp nếu doanh nghiệp cho lao động thôi việc, có 33 doanh nghiệp (chiếm 13,15%) trả lời sẽ có chính sách hỗ trợ cho người lao động dưới hình thức hỗ trợ chi phí mất việc và có 4 doanh nghiệp (chiếm 1,59%) sẽ cân đối hỗ trợ cho người lao động tùy theo khả năng.

Tuy nhiên, có 214 doanh nghiệp không có chính sách hỗ trợ cho người lao động khi cho lao động thôi việc, chiếm 85,26%.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: 10.000, động, h&igravenh, hiện, hơn, l&agravem, nghiệp, người, T&igravenh, tăng, THẤT, TP.HCM, việc

Tình hình lao động việc làm mới nhất tại TP.HCM

2nd September 2023 by admin

Ngày 1.9, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 216.398/300.000 lượt người lao động (đạt 72% kế hoạch), trong đó số chỗ việc làm mới là 96.750/140.000 chỗ (đạt 69%).

So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,12%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,21%. Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM từ đầu năm đến nay tổ chức 92 sàn việc làm, giới thiệu việc làm cho 108.573 lượt người và có 66.987 người nhận việc.

Đáng lưu ý, từ đầu năm đến ngày 31.7, TP.HCM đã ban hành 93.877 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tổng số 99.206 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị.

So với số liệu 6 tháng đầu năm, trong tháng 7, số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 16.617 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2022, số hồ sơ tăng 7.853 trường hợp (tăng 8,6%), và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 6.211 trường hợp (tăng 7,08%).

Tình hình lao động việc làm tại TP.HCM mới nhất - Ảnh 1.

Lao động mất việc tại TP.HCM tăng

NHẬT THỊNH

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng cho hay từ đầu năm đến ngày 31.7, TP.HCM đã tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 31 doanh nghiệp với số lao động mất việc là 1.237 người; tăng 15 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 1.088 người.

Con số này chưa bao gồm thống kê số liệu mà doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo phương thức thỏa thuận.

Qua các số liệu này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đánh giá tình hình lao động tuy có nhiều nét khả quan, từng bước đang phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức trong thời gian tới.

Chỉ số lao động toàn ngành công nghiệp giảm 2,1%

Theo báo cáo kinh tế – xã hội TP.HCM 8 tháng đầu năm, chỉ số lao động giảm 2,1% so với cùng kỳ.

Trong đó, một số ngành có chỉ số lao động tăng như sản xuất xe; giấy; công nghiệp chế biến, chế tạo. Một số ngành có chỉ số lao động giảm như sản xuất da; thoát nước và xử lý nước thải; sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác.

Tình hình lao động việc làm tại TP.HCM mới nhất - Ảnh 2.

Chỉ số lao động toàn ngành công nghiệp giảm 2,1%

NHẬT THỊNH

Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng, nhưng vốn giảm

Số liệu thống kê từ đầu năm đến ngày 20.7, TP.HCM đã cấp phép 32.523 doanh nghiệp với vốn đăng ký đạt hơn 303.990 tỉ đồng, tăng 11,3% về giấy phép và giảm 12,4% về vốn so với cùng kỳ.

Trong đó, ở 9 ngành dịch vụ chủ yếu (thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn – khoa học công nghệ; giáo dục – đào tạo; y tế), có 24.093 doanh nghiệp thành lập, tăng 12,6% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 206.799 tỉ đồng, giảm 21,7%.

2 vụ cắt giảm nhân sự được người lao động quan tâm

Có 2 vụ cắt giảm lao động trong tháng qua thu hút sự quan tâm của người lao động.

Thứ nhất, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (thuộc Tập đoàn quốc tế Pouchen Đài Loan, chuyên sản xuất giày, đóng tại Q.Bình Tân, TP.HCM) – doanh nghiệp được xem là có số lao động đông nhất TP.HCM, tiếp tục thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với 1.230 người.

Đây là lần thứ 3 trong năm 2023, công ty này ra thông báo giảm lao động, tổng số lao động mất việc lên tới hơn 9.000 người.

Thứ hai, Công ty TNHH Nobland Việt Nam thông báo sẽ giảm 611 công nhân lao động. Tuy nhiên kế hoạch này vấp phải phản ứng lớn từ người lao động và chưa được sự đồng thuận của cơ quan chức năng TP.HCM, thế nên, công ty phải tạm dừng phương án giảm lao động.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: động, h&igravenh, l&agravem, mọi, NHẶT, T&igravenh, Tài, TP.HCM, việc

Tình hình lao động việc làm TP.HCM: Gia tăng lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

13th August 2023 by admin

Ngày 13.8, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết 7 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 189.791/300.000 lượt người lao động (đạt 63% kế hoạch). Trong đó tạo gần 85.000 chỗ việc làm mới. So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,12%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,18%.

Tuy nhiên, TP.HCM đã tiếp nhận và ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 77.468/82.589 trường hợp, 562 quyết định hỗ trợ đào tạo nghề. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 5.066 trường hợp làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và giảm 432 trường hợp muốn được đào tạo nghề để trở lại thị trường lao động.

Qua số liệu này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đánh giá tình hình lao động tuy có dấu hiệu từng bước đang phục hồi nhưng còn chậm. Doanh nghiệp và người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay - Ảnh 1.

Gia tăng người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM

NHẬT THỊNH

Lũy kế từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc vì lý do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế của 25 doanh nghiệp, với số lao động mất việc là 1.148 người.

Số liệu này chưa bao gồm số lượng người lao động bị mất việc theo cơ chế thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động như trường hợp hơn 8.000 người lao động bị cắt giảm ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam vì sụt giảm đơn hàng xuất khẩu; hay 342 người lao động Công ty dệt kim Đông Minh mất việc vì doanh nghiệp này giải thể…

So với cùng kỳ năm 2022, TP.HCM ghi nhận tăng 16 doanh nghiệp với số lao động mất việc tăng 1.065 người.

Phía Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng ghi nhận tình hình dư luận trong công nhân lao động trong 7 tháng đầu năm nay. Theo đó, trong bối cảnh dự thảo sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, công nhân lao động mong muốn chính sách BHXH mang tính ổn định lâu dài; đồng thời kỳ vọng vào các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đặc biệt là các nội dung về việc làm, hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển các khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho công nhân lao động.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay - Ảnh 2.

Người lao động có xu hướng chuyển sang làm tự do vì áp lực sa thải ở các doanh nghiệp công nghiệp

NHẬT THỊNH

5 hạn chế của thị trường lao động Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường lao động tại Việt Nam đối diện với các hạn chế sau:

Thứ nhất, thị trường lao động phát triển không mang tính bền vững, công việc của người lao động không ổn định, bấp bênh, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thấp. Trong khi đó, số lượng lao động ở khu vực phi chính thức (làm việc tự do) ngày càng lớn, một trong số đó có nguyên do chủ yếu từ việc doanh nghiệp công nghiệp cắt giảm lao động.

Thứ hai, việc doanh nghiệp thiếu đơn hàng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay làm hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm.

Thứ ba, lao động có việc làm tăng nhưng tỷ lệ thiếu việc làm quý 2/2023 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Trong đó, người lao động ở vùng Đông Nam bộ chịu tác động nặng nề nhất.

Thứ tư, tốc độ tăng thu nhập của người lao động giảm.

Thứ năm, số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2023 tăng.

Hoãn chốt thời điểm tăng lương tối thiểu

Vừa qua, thông tin họp bàn tăng tăng lương tối thiểu năm 2024 của Hội đồng tiền lương quốc gia ngày 9.8 nhận được nhiều quan tâm của người lao động. 

Tuy nhiên, phiên họp này không có kết quả cuối cùng. Dự kiến, phiên họp tiếp theo được lùi lại vào cuối năm 2023 để chốt lại phương án và thời điểm tăng lương trong năm 2024.

Tại phiên họp này, quan điểm của nhiều bên cho rằng cần phải tăng lương vì đời sống của người lao động hiện nay rất khó khăn. 

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5 – 6%.

Hiện nay, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: Cấp, động, h&igravenh, hưởng, l&agravem, nghiệp, T&igravenh, tăng, THẤT, TP.HCM, trở, việc

Xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH vẫn bế tắc

28th July 2023 by admin

Thông tin trên được ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc”, do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Báo Lao Động và Báo Bảo vệ pháp luật tổ chức chiều 21.7, tại Hà Nội.

Xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH vẫn trong bế tắc - Ảnh 1.

Hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc”

Không được hưởng lương hưu, tiền tử tuất, thai sản vì doanh nghiệp nợ BHXH

Kể lại câu chuyện hơn 10 năm ròng rã đi đòi tiền nợ BHXH cho 500 người lao động, bà Nguyễn Thị Huyền, Quản đốc Phân xưởng may Nhà máy dệt kim Haprosimex (Hà Nội), nghẹn ngào: “Nhiều năm qua, người lao động đi tìm gặp lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trước và sau khi cổ phần hóa nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là: doanh nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động. Do bị nợ BHXH nên quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của hàng trăm người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, có người đã mất, gia đình không nhận được tiền tử tuất, có người sinh con bị nợ tiền thai sản”.

Đầu năm 2023, sau hàng chục lần đi đòi quyền lợi bất thành, các công nhân Nhà máy dệt kim Haprosimex đã gửi đơn đến các cơ quan báo chí. Phía doanh nghiệp cuối cùng đã chi trả hơn 15 tỉ đồng tiền BHXH cho người lao động. 

“Không phải doanh nghiệp quá khó khăn, mà họ cố tình không đóng tiền BHXH cho người lao động. Tôi đề nghị cần có biện pháp mạnh tay hơn là tước giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài”, bà Huyền nói.

Xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH vẫn trong bế tắc - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Huyền chia sẻ về quá trình đòi nợ BHXH của 500 công nhân Nhà máy Nhà máy dệt kim Haprosimex

Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết thêm, hiện có hơn 200.000 người lao động là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, không được hưởng các chế độ. “Không ít người không thể về hưu do chủ sử dụng trốn đóng BHXH, có người mất hàng chục năm chưa được hưởng tiền tử tuất; sinh con 7 – 8 năm không được hưởng chế độ thai sản. Đây là gánh nặng rất lớn cho xã hội”, ông Hiểu chia sẻ.

Theo ông Phan Nghiêm Long, Ban Chính sách pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), việc chủ sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng BHXH kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với người lao động như không nhận được trợ cấp thất nghiệp; không được cơ quan BHXH chi trả các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất; không thể chốt được sổ BHXH kể cả khi đã chuyển đến làm việc ở nơi khác… Hệ quả này còn tác động đến gia đình của người lao động và cả xã hội.

“Có nhiều nguyên nhân, song cũng cần phải thẳng thắn nhìn nhận là cơ quan BHXH chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được Quốc hội giao là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, không để xảy ra tình trạng chậm đóng, trốn đóng kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động”, ông Long bày tỏ.

Công đoàn khó khởi kiện

Mặc dù điều 216 bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định tội trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhưng đến nay các cơ quan tố tụng chưa truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bất cứ vụ án hình sự nào. Tổng LĐLĐ đã rất nỗ lực đưa 189 vụ tranh chấp ra khởi kiện, trong đó có 29 vụ đã hòa giải thành, 1 vụ tạm đình chỉ, 77 vụ tòa án xem xét thời hiệu khởi kiện, một số vụ khác tòa án không có văn bản trả lời.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc thực hiện quy định này hiện còn vướng mắc, việc xử lý hình sự vẫn dậm chân tại chỗ, do các quy định về quy trình, thủ tục khởi kiện trong các luật liên quan còn chưa thống nhất.

Việc khởi kiện bảo vệ quyền lợi về BHXH chịu sự chi phối của 4 luật: bộ luật Lao động, luật Công đoàn, luật BHXH và luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật, thẩm tra luật chưa sự thống nhất, nên các đạo luật có sự mâu thuẫn nhau. 

“Có đạo luật yêu cầu công đoàn nói chung có quyền khởi kiện, có đạo luật nêu rõ là công đoàn cơ sở; có đạo luật bắt buộc người lao động phải uỷ quyền, có đạo luật thì yêu cầu chung. Chính vì có sự khác nhau như vậy, nên dù các cấp công đoàn rất nỗ lực đưa các vụ việc ra tòa, nhưng đến nay cơ bản là bế tắc”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Xử lý hình sự tội trốn đóng BHXH vẫn trong bế tắc - Ảnh 3.

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Theo ông Hiểu, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị phải xem xét sửa các luật để đảm bảo tính đồng bộ. Những nội dung này đến nay chưa thực hiện được. Gần đây nhất, dự thảo luật BHXH vẫn để vấn đề để khởi kiện nợ BHXH thì người lao động phải ủy quyền cho công đoàn. Thực tế có nhiều doanh nghiệp có hàng nghìn, chục nghìn người lao động, nếu rơi vào những trường hợp này thì thủ tục hành chính, thời gian, để tiến hành khởi kiện sẽ rất lớn.

Luật sư Nguyễn Danh Huế (Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông), cũng cho rằng việc giao quyền khởi kiện doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH cho công đoàn cơ sở là không phù hợp với thực tế, vì hầu hết đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đang hưởng lương từ chủ doanh nghiệp nên rất ít người “dám” đứng ra khởi kiện người sử dụng lao động bởi sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. 

“Quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH nên trao cho tổ chức công đoàn cơ sở cấp trên. Phương án này sẽ tránh được tâm lý e ngại của công đoàn cơ sở cấp dưới khi phải trực tiếp khởi kiện doanh nghiệp vì thực tế là cán bộ công đoàn cơ sở đang nhận lương từ chính doanh nghiệp”.

Để khắc phục tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ngoài việc tiếp tục tăng cường các giải pháp nêu trên, ông Dương Văn Hào, Trưởng ban Quản lý thu, sổ, thẻ (BHXH Việt Nam), cho biết: “BHXH Việt Nam đã đề xuất Bộ LĐ-TB-XH trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi luật BHXH năm 2014, bổ sung một số chế tài như: nộp phạt số tiền lãi bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng; ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên; cấm xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên. Kiến nghị các địa phương bổ sung thêm hình thức không cho tham gia đấu thầu các dự án dịch vụ công; không vinh danh, khen thưởng doanh nghiệp nợ đọng BHXH…”.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: bế, BHXH, đ&oacuteng, h&igravenh, l&yacute, Sự, Tác, tới, trốn, vấn, Xử

Tình hình doanh nghiệp TP.HCM hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào?

8th July 2023 by admin

Doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng

Ngày 4.7, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, theo kết quả khảo sát 5.861 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM, có 3.642 doanh nghiệp trả lời hoạt động bình thường (chiếm 62,14%), có 632 doanh nghiệp trả lời thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh (chiếm 10,78%), có 1.493 doanh nghiệp trả lời hoạt động của họ gặp nhiều khó khăn (chiếm 25,47%).

Phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu đơn hàng (chiếm 88,75%), thiếu vốn kinh doanh (chiếm 8,94%), thay đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm 1,22%) và thiếu lao động (chiếm 1,09%)…

Tình hình doanh nghiệp hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp khó khăn dẫn đến hàng chục ngàn lao động mất việc

NHẬT THỊNH

Theo khảo sát, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp thường gặp những khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, thị trường xuất khẩu; thiếu nguồn cung, nguyên vật liệu; thiếu các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp từ nhà nước; thiếu thông tin hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng than khó tiếp cận các nguồn vốn vay; khó tìm kiếm nguồn lao động phù hợp; chất lượng, tay nghề của lao động không đáp ứng yêu cầu.

Xem nhanh 12h ngày 4.7: Bản tin thời sự toàn cảnh

TP.HCM giảm khoảng 30.000 lao động

Về tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp, cũng theo kết quả khảo sát 5.861 doanh nghiệp với 652.580 lao động đang làm việc, Sở LĐ-TB-XH thông tin hiện TP.HCM có 377.198 lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI, chiếm 57,8%); có 249.355 lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 38,21%) và có 26.027 lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (chiếm 3,99%).

Lao động chủ yếu làm việc ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; vận tải kho bãi; thông tin và truyền thông; dịch vụ lưu trú và ăn uống…

So với thời điểm cuối năm 2022, có 2.906 doanh nghiệp giữ nguyên số lao động (chiếm 49,58% tổng số doanh nghiệp được khảo sát); có 1.464 doanh nghiệp có số lao động giảm, không tăng (chiếm 24,98%); có 766 doanh nghiệp có số lao động vừa tăng vừa giảm, chiếm 13,07% và có 725 doanh nghiệp có số lao động tăng (chiếm 12,37%).

Trong đó, số lao động tăng là 13.245 người và số lao động giảm khoảng 30.000 người.

Doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng hậu Covid-19

Bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết đánh giá của đơn vị trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường lao động TP.HCM có nhiều biến động dưới tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp còn chậm, nhiều doanh nghiệp sau thời gian ứng phó với đại dịch Covid-19, nguồn lực tài chính khó khăn để có thể tổ chức lại hoạt động sản xuất đáp ứng sự thay đổi về tiêu chuẩn, thị hiếu và yêu cầu mới của khách hàng về hàng hóa.

Tình hình doanh nghiệp hiện nay: Sản xuất kinh doanh khó khăn ở điểm nào? - Ảnh 2.

Doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử; chế biến gỗ… còn đối mặt nhiều khó khăn sắp tới

NHẬT THỊNH

Tuy nhiên, TP.HCM đã có nhiều biện pháp chủ động, tích cực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh như thu hút đầu tư, giảm lãi suất, hỗ trợ giảm thuế, đồng thời nắm bắt diễn biến của thị trường lao động nhằm hỗ trợ kịp thời cho người lao động tìm kiếm việc làm mới, đa dạng các hình thức để tăng hiệu quả kết nối cung – cầu lao động.

Mặc dù bức tranh thị trường lao động đang sáng dần lên theo đà phục hồi của nền kinh tế; song kinh tế của TP.HCM vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khó lường khi thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu tuy có tăng nhưng còn chậm; tình trạng đơn hàng vẫn chưa hoàn toàn phục hồi về mức trước đại dịch trong khi việc tìm kiếm, phát triển thị trường nước ngoài lại gặp khó khăn.

Điều này dẫn đến tình hình lao động, việc làm tiếp tục có nhiều biến động, việc cắt giảm lao động vẫn xảy ra ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là các ngành dệt may – giày da; sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử; chế biến gỗ.

Để thúc đẩy thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ và bền vững, Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho rằng TP.HCM cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp, chính sách phát triển kinh tế, ổn định việc làm.

Số vốn thành lập doanh nghiệp giảm hơn 18% so với cùng kỳ năm 2022

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính từ đầu năm đến 20.6, TP.HCM đã cấp phép 23.035 doanh nghiệp với vốn đăng ký hơn 212.626 tỉ đồng, tăng 7,6% về giấy phép và giảm 18,3% về vốn so với cùng kỳ.

Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu (gồm thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn – khoa học công nghệ; giáo dục – đào tạo; y tế) có 17.085 doanh nghiệp thành lập, tăng 9% so với cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 137.557 tỉ đồng, giảm 29,6%.

Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp thì có 20.621 công ty TNHH, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 162.513 tỉ đồng, tăng 20,2% so với cùng kỳ.

Công ty cổ phần có 2.063 đơn vị, giảm 18,3%; vốn đăng ký 49.876 tỉ đồng, giảm 60,1%. Còn doanh nghiệp tư nhân 347 đơn vị, tăng 77,9%; vốn đăng ký 182 tỉ đồng, tăng 107,1%.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: doanh, điểm, h&igravenh, hiện, Kh&oacute, khăn, kinh, n&agraveo, nghiệp, sản, T&igravenh, TP.HCM, XUẤT

  • 1
  • 2
  • Next Page »

Recent Posts

  • Thị trường lao động TP.HCM cuối năm: Ngành nào có nhu cầu tuyển nhiều nhất?
  • TP.HCM triển khai quy định mới về lao động người nước ngoài
  • Những khoản thu nhập nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
  • Đánh giá đúng vai trò của cung – cầu lao động
  • Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN