TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 5 – 6%

14th August 2023 by admin

Cuộc họp thảo luận lương tối thiểu vùng năm 2024 có sự tham gia của các thành viên hội đồng là đại diện của người lao động, giới chủ sử dụng lao động, các chuyên gia độc lập… và được chủ trì bởi ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Công đoàn bất ngờ đề xuất tăng lương tối thiểu 5 - 6% - Ảnh 1.

Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động ở mức 5 – 6%

SƠN NGUYÊN

Khác với những năm trước, Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam luôn chủ động đưa ra các phương án đề xuất từ rất sớm. Tuy nhiên, năm nay, đại diện cho phía người lao động giữ kín phương án đề xuất đến phút chót.

Sau khi công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 vào ngày 8.8, trong phiên họp sáng nay 9.8, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trình bày quan điểm và đưa ra phương án tăng lương.

Dẫn lại số liệu kết quả khảo sát, có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Đáng chú ý, chỉ có 8,1% người lao động có dư tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách – pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), nêu quan điểm: “Chúng tôi chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Vì vậy, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024 ở mức 5 – 6% là để bù đắp chỉ số trượt giá và để duy trì tiền lương thực tế cho người lao động”.

Theo ông Quảng, trong bối cảnh hiện nay, trong hơn 1 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, trong khi người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập, đời sống n gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, cần được đưa ra xem xét khi điều chỉnh lương tối thiểu, để vừa đảm bảo động viên người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, làm sao để tiền lương thực sự là động lực cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng hài hòa với khả năng chi trả.

Để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, qua khảo sát các công đoàn cơ sở kiến nghị, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024 cần điều chỉnh tăng 11,34%. Thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động cần cân nhắc thời điểm phù hợp để giảm thiểu tác động đến người lao động và doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 4 vừa qua, lương thấp, thiếu việc làm thêm đã tác động trực tiếp đến cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái, dinh dưỡng hàng ngày… của người lao động

Trong đó, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định con của 72,0% người lao động.

Chỉ có 26,2% người lao động có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hàng ngày; 10,3% người lao động cho biết với thu nhập hiện nay họ ít khi (1 lần/tuần) có điều kiện để ăn thịt, cá trong bữa ăn tại gia đình. Đặc biệt, có tới 46,5% người chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh.

Về nhà ở, người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng để trả tiền thuê nhà. Khoản tiền mà người lao động phải bỏ ra ở vùng 1 trung bình là 1,8 triệu đồng/tháng (bao gồm cả điện, nước), số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của người lao động.

Có 12,3% người lao động từng rút BHXH một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần. Trong đó, người rút nhiều nhất là 4 lần và người rút thấp nhất là 1 lần.

Có 17,3% công nhân lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% trong số đó thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Có tới 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp; 2,2% người lao động chưa từng mua sữa công thức (sữa bột) cho con dưới 6 tuổi và chỉ có 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, c&ocircng, để, đo&agraven, tăng, THIỂU, tới, v&ugraveng, XUẤT

'Doanh nghiệp thường nói trong 1 năm hết đoàn này đến đoàn khác tới kiểm tra'

3rd August 2023 by admin

Quy chế được ký kết với 4 nội dung trọng tâm, nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan về vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhiều người lao động bị thoát ra khỏi lưới an sinh xã hội.

 4 nội dung trọng tâm của quy chế phối hợp: Phối hợp hướng dẫn và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, BHXH, công đoàn trong doanh nghiệp. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật. Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, các bộ luật và luật có liên quan. Phối hợp trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên, công nhân lao động.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Hơn 46% người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ… có vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước.

Theo ông Lê Văn Thinh, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận gần 100.000 trường hợp nghỉ việc tại các doanh nghiệp và đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thống kê cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại TP.HCM là hơn 4,6 triệu người, trong đó lao động đang làm việc là hơn 4,5 triệu người, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm 46,6%.

Trong thời gian qua, để thúc đẩy ổn định tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố, nhiều giải pháp được TP.HCM triển khai thực hiện.

“Với mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong vấn đề lao động, việc làm, thông qua quy chế phối hợp này, chúng tôi đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phối hợp, giám sát, tạo sự đồng thuận trong công tác hoạt động chung, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao”, ông Lê Văn Thinh nhấn mạnh.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 2.

Ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM, bày tỏ trăn trở về số liệu lao động chuyển từ chính thức sang phi chính thức hiện chiếm hơn 46%, đây là con số rất lớn và đáng lo ngại. Theo ông, đứng dưới góc độ là đơn vị tổ chức các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…, thì điều này cho thấy rất nhiều người đã thoát ra lưới an sinh xã hội.

“Ra khỏi lưới an sinh thì ốm đau, thai sản…, người lao động không được hưởng các chính sách, chế độ. Nhiều lao động chuyển từ không có việc làm ở các doanh nghiệp bắt đầu đi chạy xe ôm công nghệ, giao hàng, bán hàng online… hoàn toàn không tham gia đóng BHXH, dẫn đến nhiều thiệt thòi”, Giám đốc BHXH TP.HCM cho hay.

Đại diện BHXH TP.HCM mong muốn trong bối cảnh trên, thông qua quy chế phối hợp, thời gian tới BHXH TP.HCM sẽ có nhiều buổi phối hợp làm việc để đưa các lao động này vào thị trường chính thức. Bên cạnh đó, BHXH phối hợp các tổ chức đoàn thể, LĐLĐ TP.HCM để mở rộng người tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 3.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Hạn chế doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra

Tại hội nghị, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, đồng tình với sự chủ động của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM trong phối hợp các cơ quan thông qua hội nghị ký kết quy chế, đây cũng là sự kiện có ý nghĩa lớn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, các nội dung phối hợp sẽ là kênh thông tin để MTTQ Việt Nam TP.HCM, LĐLĐ TP.HCM tiếp tục tăng cường hơn công tác giám sát của mình, đặc biệt là trong quá trình thực hiện chủ trương liên quan đến vấn đề lao động, việc làm.

Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM kỳ vọng quy chế phối hợp sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành trong thời gian tới.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 4.

Các đơn vị ký kết quy chế phối hợp

PHAN THU HOÀI

“Khi chúng tôi tiếp cận doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường nói trong 1 năm hết đoàn này đến đoàn khác tới kiểm tra. Thực trạng không chỉ có 2, 3 ngành mà nhiều ngành khác, thậm chí bộ phận khác kiểm tra doanh nghiệp. Chúng ta nên tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra trên nhiều nội dung để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hạn chế doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều đoàn; mặt khác giúp tăng cường xử lý vi phạm của doanh nghiệp có hiệu quả”, ông Phạm Minh Tuấn cho hay.

Đồng tình và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, BHXH mong muốn Sở LĐ-TB-XH và BHXH phối hợp thanh tra liên ngành để hạn chế nhiều đoàn xuống doanh nghiệp.

“Khi lựa chọn đơn vị có dấu hiệu vi phạm để thanh tra, việc đi cùng nhau xử lý đồng bộ sẽ hiệu quả hơn. Điều này giúp hạn chế xuống doanh nghiệp nhiều lần, nhiều đoàn; đồng thời xử lý vi phạm nhanh chóng, hiệu quả”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: &#039Doanh, đến, đo&agraven, hết, kh&aacutec, kiêm, n&agravey, n&oacutei, năm, nghiệp, thường, tới, tra&#039, trong

Chính phủ đề nghị nghiên cứu, giảm phí công đoàn xuống 1%

28th July 2023 by admin

Đề nghị giảm phí công đoàn là một trong những nội dung tại Nghị quyết số 105/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương vừa được Chính phủ ban hành.

Chính phủ đề nghị nghiên cứu, giảm phí công đoàn xuống 1% - Ảnh 1.

Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, giảm mức phí công đoàn xuống 1% và giãn thời hạn nộp kinh phí công đoàn trong năm 2023

THU HẰNG

Theo nghị quyết, Chính phủ đề nghị Bộ KH-ĐT trong tháng 8 khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rà soát lãi suất cho vay theo quy định về hoạt động của quỹ và áp dụng giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn vốn của quỹ.

Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu, giảm mức phí công đoàn từ 2% xuống 1% và giãn thời hạn nộp kinh phí trong năm 2023.

Bên cạnh đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu để tiếp tục triển khai thực hiện đến hết năm 2023 chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Trước đó, cuối tháng 5, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng đã có báo cáo khảo sát về tình hình việc làm và chính sách hỗ trợ người lao động gửi Thủ tướng.

Báo cáo nhận định có thể làn sóng sa thải người lao động tiếp diễn ở các tháng cuối năm 2023. Cùng với việc cắt giảm nhân lực của các doanh nghiệp, xu hướng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần chưa dừng lại.

Để hạn chế tình trạng này, Ban IV đề xuất giải pháp trước mắt là cho phép doanh nghiệp, lao động không phải thu nộp kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp trên mà được giữ lại để hỗ trợ người lao động đến hết năm 2024.

Đoàn phí và kinh phí công đoàn là các khoản tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn.

Hai khoản này do doanh nghiệp và lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng hàng tháng. Doanh nghiệp trích 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và người lao động 1%.

Mức trích nộp kinh phí công đoàn dùng để tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; khen thưởng, động viên con em người lao động; hỗ trợ đoàn viên công đoàn khi ốm đau; chi gián tiếp thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho người lao động…

Khảo sát gần 9.560 doanh nghiệp của Ban IV trong tháng 4 cho thấy, có 82% cho biết sẽ giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong nửa năm còn lại. Hơn 7.300 doanh nghiệp cho biết vẫn hoạt động, song 71% số này có kế hoạch cắt giảm lao động (khoảng 5.200 công ty), nhiều nhất ở 2 lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Doanh nghiệp cắt giảm phần lớn là ngoài nhà nước và một nửa trong số này hoạt động tại TP.HCM, Bình Dương.

Doanh nghiệp cũng muốn giảm chi phí lao động thông qua giảm tiền đóng BHXH, kinh phí công đoàn hoặc xem xét mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới để phù hợp thực tế.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: c&ocircng, Ch&iacutenh, cứu, để, đo&agraven, Giám, nghỉ, nghi&ecircn, ph&iacute, phù, xưởng

Công đoàn lấy ý kiến người lao động về các vấn đề nhà ở, việc làm, BHXH

7th July 2023 by admin

Ngày 7.7, Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho biết, dự kiến ngày 27.7 tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Diễn đàn người lao động năm 2023 với chủ đề: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn”.

Công đoàn lấy ý kiến người lao động về các vấn đề nhà ở, việc làm, BHXH - Ảnh 1.

Từ nay đến trước ngày 20.7, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến người lao động về những bất cập của chế độ, chính sách hiện hành liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn

THU HẰNG

Nhằm phục vụ cho diễn đàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến của đông đảo đoàn viên, người lao động về các dự án luật liên quan người lao động và tổ chức công đoàn. Việc lấy ý kiến lần này góp phần bảo đảm tính khả thi sau khi các dự án luật được ban hành, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố; các công đoàn ngành T.Ư và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lấy ý kiến của người lao động về những bất cập của chế độ, chính sách hiện hành liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, lấy ý kiến của người lao động đóng góp vào các dự án luật có liên quan, trong đó có luật Công đoàn; luật BHXH; luật Nhà ở; luật Việc làm; luật An toàn, vệ sinh lao động…

Ngoài ra, các cấp công đoàn kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của người lao động đối với Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.

Việc tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của công nhân lao động được gửi về Tổng LĐLĐ Việt Nam trước ngày 20.7.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV của Đảng đoàn Quốc hội và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, năm 2024 của Quốc hội, những năm tới và trong cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều đạo luật liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn.

Cũng trong ngày 7.7, đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã có buổi làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam tiến hành khảo sát thực tiễn thi hành luật Nhà ở.

Theo lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong bối cảnh hiện nay, nhà ở xã hội cho người lao động đang trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách, là hệ luỵ của một thời gian dài các địa phương tập trung phát triển nhanh các khu công nghiệp nhưng sao nhãng việc đảm bảo các điều kiện ăn, ở cho người lao động.

Các chủ thể trong xã hội chưa mặn mà với việc đầu tư nhà ở xã hội. Do vậy, cần thiết phát huy sự tham gia của các chủ thể có điều kiện, nguồn lực trong xã hội như Tổng LĐLĐ Việt Nam. Nhà nước, doanh nghiệp vẫn là lực lượng chủ yếu trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang mong muốn Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng từ phía tổ chức công đoàn và tâm tư, nguyện vọng của công nhân viên chức lao động để thể hiện đầy đủ nhất trong dự thảo luật Nhà ở sửa đổi.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: &yacute, BHXH, c&aacutec, c&ocircng, để, đo&agraven, động, Kiện, l&agravem, lấy, người, nh&agrave, vấn, vệ, việc

Recent Posts

  • Nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày?
  • Hàng nghìn việc làm thêm chờ sinh viên
  • Công ty TNHH Hue Vina nợ lương, bảo hiểm: Đảm bảo quyền lợi của công nhân
  • Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài
  • Đủ 'chiêu trò' trục lợi quỹ bảo BHXH, BHYT

Facebook

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

KẾT NỐI

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN