TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao

30th November 2023 by admin

Tham dự Ngày hội việc làm dành cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhật Bản) về nước năm 2023 có 47 đơn vị, doanh nghiệp với tổng nhu cầu tuyển dụng là 1.568 chỉ tiêu.

Đặc biệt có 16 đơn vị có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như: Phiên dịch viên, nhân viên kỹ thuật cơ khí, thợ vận hành máy, lắp ráp linh kiện điện tử…với các mức thu nhập hấp dẫn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đến nay, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 200.280 lao động đạt 123% kế hoạch năm 2023, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương 4.794 lao động.

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao - 1

Ông Nguyễn Tây Nam (Ảnh: HL)

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương thực hiện nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề.

Từ đây, nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp, hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động.

Trong những năm qua, cả nước có hơn 130.000 lượt lao động và riêng thành phố Hà Nội đã có gần 7.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và IM Japan về nước.

Qua thời gian sống và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản gần 5 năm, những lao động này không chỉ có tay nghề cao, am hiểu tâm lý hai quốc gia phát triển, văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa.

Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, những lao động EPS và IM Japan sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công, hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp.

“Đây chính là những gương mặt điển hình, đại diện cho những người lao động đi làm việc tại nước ngoài trở về, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho những lao động trẻ khác noi theo”, ông Nam nói.

Việc tổ chức Ngày hội việc làm dành cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và du học sinh IM Japan của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khi hết hạn hợp đồng về nước có ý nghĩa hết sức thiết thực.

Theo ông Nam, đây là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, có thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao - 2

Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình (Ảnh: HL).

Phát biểu tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho hay, người lao động đi làm việc nước ngoài về nước sẽ được 63 trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước tìm kiếm, giới thiệu việc làm phù hợp.

Theo ông Bình, các phiên giao dịch việc làm giúp các bạn trẻ khi về nước không bị bỡ ngỡ, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, đây là nguồn nhân lực có kinh nghiệm, góp phần tạo động lực tại địa phương bởi đã được tích lũy kỹ năng trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

“Những lao động làm việc ở nước ngoài về nước sẽ tạo ra động lực mới, sự phát triển cho đất nước, gia đình, cá nhân họ”, ông Bình nhấn mạnh.

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao - 3

Ông Đặng Huy Hồng (Ảnh: HL).

Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, trong hơn 19 năm triển khai thực hiện các chương trình phi lợi nhuận của Bộ LĐ-TB&XH, đến nay đã có 127.407 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và 8.718 lượt người lao động sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan.

Các chương trình đều đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao - 4

Các đại biểu bấm nút khai mạc chương trình (Ảnh: HL).

Những người lao động sau khi hoàn thành các chương trình về nước là lực lượng lao động có kinh nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, am hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, cách thức làm việc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong số những người lao động đã về nước có nhiều người bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được đã khởi nghiệp thành công, hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp.

Lao động làm việc ở Hàn Quốc, Nhật Bản về nước được tuyển dụng lương cao - 5

Người lao động tham gia phỏng vấn tại phiên giao dịch việc làm (Ảnh: HL).

Trong hơn 10 năm qua, Trung tâm Lao động ngoài nước đã thường xuyên phối hợp với Văn phòng HRD Korea tại Việt Nam, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối lao động chương trình EPS, thực tập sinh chương trình IM Japan về nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, BÁN, dụng, động, được, HÀN, LÀM, NHẶT, nước, Quốc, TUYỂN, vệ, việc

TP.HCM đang cần tuyển dụng lao động ngành nghề nào?

30th November 2023 by admin

Ngày 30.11, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, cho biết qua khảo sát của đơn vị, hiện nhu cầu tìm việc của người lao động giai đoạn hiện nay tập trung vào các ngành nghề lao động phổ thông, công nhân sản xuất, bán hàng, giao hàng…

Nhu cầu tìm việc các ngành nghề trình độ cao thường thấp hơn trong giai đoạn này vì phần lớn người lao động sẽ không chuyển đổi công việc trong giai đoạn cuối năm để nhận được những chế độ phúc lợi dịp tết Nguyên đán.

Những ngành nghề cần tuyển dụng lao động cuối năm - Ảnh 1.

Nhu cầu tuyển dụng việc làm cuối năm chủ yếu ở nhóm ngành nghề lao động phổ thông, bán hàng, giao hàng…

NHẬT THỊNH

Đồng thời, phân tích từ khảo sát 59 doanh nghiệp với tổng nhu cầu tuyển dụng 4.204 vị trí cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu tuyển dụng tập trung nhóm lao động phổ thông (chiếm tỷ lệ 34,5% với 1.452 vị trí việc làm trống).

Kế tiếp là nhóm ngành kinh doanh – quản lý (chiếm 13,6% với 574 vị trí việc làm) và ngành da giày – may mặc (chiếm 12,5% với 525 vị trí). Các doanh nghiệp cũng đang cần tuyển dụng đông lao động khác thuộc ngành thực phẩm – đồ uống, kỹ thuật – cơ khí, dịch vụ, tài chính – chứng khoán – bất động sản, khách sạn – du lịch, công nghệ – thông tin…

Giải pháp cuối năm

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục cũng cho hay, từ đầu năm tính đến ngày 24.11, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM là 153.129 người, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 150.315 người, số lượt người thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng là 612.514 lượt người.

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM cũng đề ra các giải pháp cuối năm như sau:

Thứ nhất, tập trung tư vấn việc làm, giải quyết chế độ thất nghiệp cho người lao động để giúp người lao động duy trì cuộc sống hằng ngày trong khi tìm kiếm việc làm mới.

Thứ hai, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động thất nghiệp để giúp họ tìm kiếm hướng đi mới và đảm bảo sự ổn định trong cuộc sống.

Thứ ba, tăng cường công tác kết nối việc làm để người lao động sớm trở lại thị trường lao động.

Thứ tư, tư vấn cho người lao động các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề để giúp họ học các kỹ năng mới và chuyển đổi sang các ngành nghề có nhu cầu cao, phù hợp với thị trường lao động hiện nay.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, dụng, Đăng, động, n&agraveo, ng&agravenh, nghề, TP.HCM, TUYỂN

Tuyển dụng nhân sự trẻ, mài dũa “chiến binh” để chờ nhận… đơn nghỉ việc!

26th November 2023 by admin

1.000 đơn ứng tuyển, 800 người trúng

Chia sẻ với phóng viên Dân trí tại “Ngày hội việc làm FTU Career Fair năm 2023” của Trường Đại học Ngoại thương tổ chức ngày 25/11, bà Đặng Minh Huyền, Giám đốc nhân sự, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB bank) cho biết, trung bình mỗi năm đơn vị này tuyển trên 1.000 sinh viên mới ra trường.

Hơn 80% nhân sự trong số này ở lại doanh nghiệp, số khác vì nhiều lý do thường sớm đi, chủ yếu là vì thấy không phù hợp hoặc những người không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Về tình trạng phải đào tạo lại, các cử nhân mới có thể làm việc, đại diện nhà tuyển dụng nêu một lý do khách quan là quá trình chuyển đổi số, hoạt động của ngân hàng truyền thống đang có nhiều thay đổi.

Tuyển dụng nhân sự trẻ, mài dũa chiến binh để chờ nhận... đơn nghỉ việc! - 1

PGS, TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương (Ảnh: Mỹ Hà).

Không chỉ người mới tốt nghiệp, ra trường mà ngay cả nhân viên kỳ cựu tại ngân hàng cũng phải thay đổi tư duy, cập nhật kiến thức, cách làm việc mới.

Vì vậy thay vì ngồi chờ đón lượng nhân sự mới tới và đào tạo lại, một số năm qua, đơn vị đã liên kết với các trường đại học, tổ chức nhiều hoạt động trao đổi, hướng nghiệp, thậm chí ngay cả với sinh viên năm nhất, để giúp người học liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mong muốn nhân sự trẻ ngoài kiến thức có được ở trường còn chủ động học hỏi, sớm tiếp cận, tích lũy được kinh nghiệm “thực chiến” ở các đơn vị tuyển dụng.

“Sinh viên hiện nay năng động, có tinh thần học hỏi nhưng ứng dụng được những nội dung đã học vào công việc, doanh nghiệp mới là vấn đề quan trọng”, bà Huyền nói.

Theo bà Phạm Thị Vân, phụ trách mảng phát triển công nghệ và tuyển dụng tập đoàn One Mount, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kết hợp kinh doanh, công việc thức thời, hấp dẫn nên hàng năm lượng nhân sự đăng ký dự tuyển rất cao.

“Điểm mạnh của nhân sự trẻ hiện nay là năng động, nắm bắt tốt xu hướng nhưng thiếu am hiểu về văn hóa và chuyên môn đặc thù của doanh nghiệp, thiếu kỹ năng mềm. Do đó, với phần lớn người mới ra trường, doanh nghiệp phải mất 3-6 tháng để đào tạo lại”, bà Vân nói.

Cũng với nhận xét trên, bà Diệu Linh, Giám đốc nhân sự Công ty Cổ phần Base Enterprise cho rằng, ngoài đội ngũ nhân sự tinh hoa đã được tuyển dụng, hàng năm, doanh nghiệp đều phải dành thời gian tương tự đào tạo lại nhân viên mới, mài dũa “chiến binh” cho tương lai.

Tuyển dụng nhân sự trẻ, mài dũa chiến binh để chờ nhận... đơn nghỉ việc! - 2

Sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp tại ngày hội việc làm (Ảnh: Thùy Dương).

“Chiến”, chăm thì dễ trụ lại

Nguyên lý khác được khẳng định tại ngày hội việc làm là tăng cường hợp tác hai chiều giữa doanh nghiệp và nhà trường để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Cả lãnh đạo trường Đại học Ngoại thương và đại diện Base Enterprise cùng chia sẻ thông tin, để nuôi nguồn nhân lực cho tương lai, doanh nghiệp đang kết hợp đào tạo với nhà trường.

Hợp tác với cơ sở đào tạo, doanh nghiệp này đã đưa phần mềm sử dụng thực tế của mình vào một số khoa để sinh viên học, thực tập ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, để không còn bỡ ngỡ khi tới nhận việc.

Giám đốc nhân sự công ty này nhận xét, nhìn chung, sinh viên xuất sắc tại các trường “hot” thường được nhận ngay và có mức lương tốt. Thậm chí nhiều sinh viên chưa ra trường đã được chiêu mộ, với thu nhập 15-20 triệu đồng/tháng.

Theo nữ Giám đốc nhân sự, đặc thù của ngành công nghệ thông tin là luôn luôn thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, ngày càng nhiều công nghệ liên tục cập nhật nên việc đào tạo lại không thể tránh khỏi.

Những thiếu hụt phổ biến với người mới ra trường, bước vào môi trường làm việc là kỹ năng làm việc nhóm, làm việc với khách hàng tầm cao, quan hệ giữ nhân viên và lãnh đạo quản lý, thích ứng chuyển đổi số… 

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa nhân sự trẻ không có cơ hội, quan trọng là có thể nắm bắt hay không. “Thông thường, những nhân sự “chiến” và chăm sẽ dễ dàng trụ lại được với công việc”, bà Diệu Linh khẳng định.

Tuyển dụng nhân sự trẻ, mài dũa chiến binh để chờ nhận... đơn nghỉ việc! - 3

Sinh viên nên tham gia các dự án, tăng cường tìm hiểu về đơn vị tuyển dụng (Ảnh: Mỹ Hà).

Về lo ngại GenZ nhảy việc sau một thời gian không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, đại diện One Mount, bà Phạm Thị Vân xác nhận, đó là vấn đề thực tế với doanh nghiệp.

Theo chuyên gia tuyển dụng này, chuyện nhảy việc không phải là “lỗi” của thế hệ Gen Z, nguyên nhân chính vẫn là do nhân sự trẻ chưa biết cách làm việc theo nhóm hoặc xác định mục tiêu khác.

Khuyến cáo với các tân cử nhân, Giám đốc nhân sự MB bank chia sẻ, chiến lược “săn việc” tốt nhất là trang bị kiến thức “liên ngành”, chẳng hạn học kinh tế đồng thời có hiểu biết công nghệ và ngược lại.

“Người học nên tham gia các dự án bên ngoài, tăng cường tìm hiểu về đơn vị tuyển dụng nhiều hơn, thay vì chỉ học ở trường. Đặc biệt hữu ích là các cuộc thi của doanh nghiệp tổ chức, cơ hội để nhân sự trẻ biết cách áp dụng kiến thức vào công việc”, nữ Giám đốc nhân sự nói.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Bình, chiến, chỗ, DỌN, dụng, để, đưa, MÀI, nghỉ, nhân, Sự, trẻ, TUYỂN, việc

Từ nay, những dịch vụ công nào được sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp?

25th November 2023 by admin

Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1474/QĐ-TTg ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Từ nay, những dịch vụ công nào được sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp? - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

THU HẰNG

Theo đó, danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ BHTN gồm: nhóm dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động theo quy định tại điều 54 luật Việc làm (dịch vụ tư vấn, dịch vụ giới thiệu việc làm).

Nhóm dịch vụ giải quyết hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, gồm: dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; dịch vụ trả kết quả hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Nhóm dịch vụ giải quyết trợ cấp thất nghiệp, gồm: dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; dịch vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm; dịch vụ tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp; dịch vụ tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp; dịch vụ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và dịch vụ chuyển và tiếp nhận chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Dịch vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề.

Phó thủ tướng yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ LĐ-TB-XH để báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng Quỹ BHTN cho phù hợp.

Đầu tháng 9, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ năm 2022, Quỹ BHTN đến cuối năm 2022 ước đạt 59.300 tỉ đồng, dự kiến năm 2023 tăng lên hơn 62.400 tỉ đồng. Cả nước có hơn 14,3 triệu người tham gia BHTN, tăng gần 930.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền thu giảm gần 2.600 tỉ đồng (khoảng 15%), đạt 14.420 tỉ đồng, trong khi số chi khoảng 19.700 tỉ đồng.

Theo ông Nguyễn Hoàng Vĩnh Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ LĐ-TB-XH), trong 9 tháng vừa qua, cả nước có hơn 812.000 lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; trong đó hơn 772.000 người có quyết định hưởng, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Thực tế, số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ tăng mạnh nhất ở những tháng đầu năm. Có nhiều lao động bị mất việc từ trước tết, sau tết vẫn là thời điểm trong thời hạn 3 tháng để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, nên kéo theo số người hưởng tăng.

Người nhận trợ cấp chủ yếu ở các thành phố lớn, đông khu công nghiệp, thuộc các lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ… Mất việc, không có thu nhập, quyết định nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là lựa chọn của nhiều người lao động trong bối cảnh khó khăn.

Cơ quan quản lý dự báo tình trạng này còn gia tăng trong bối cảnh cắt giảm việc làm kéo dài tới đầu năm 2024.

Để hỗ trợ cho người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay, tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, các cơ quan liên quan đang thiết kế gói hỗ trợ khoảng 23.000 tỉ đồng từ Quỹ BHTN.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: BẢO, c&ocircng, Dịch, dụng, được, Hiểm, n&agraveo, nghiệp, Những, quỹ, Sự, THẤT, TỬ, vụ

Chủ sử dụng có được phạt trừ lương của người lao động?

20th November 2023 by admin

Bị trừ lương vì đi vệ sinh… lâu

Trên một diễn đàn đánh giá doanh nghiệp, chuyện nhân viên văn phòng bị trừ 5% lương vì đi vệ sinh hơn 1 tiếng đồng hồ được rất nhiều thành viên quan tâm và cho biết ở công ty mình cũng xảy ra trường hợp tương tự.

Theo một thành viên, bộ phận hành chính công ty cô làm việc theo dõi rất kỹ giờ giấc ra vào, đi vệ sinh của từng người. Nhiều thành viên khác còn chia sẻ những trường hợp bị trừ lương oái ăm của mình.

Linh Kiều cho biết, giám đốc công ty cô làm việc làm tìm mọi cách để trừ lương của nhân viên như khi hàng bị hoàn trả, yêu cầu nhân viên nạp tiền điện thoại của công ty… và thay đổi chính sách lương liên tục.

Các thành viên làm công việc bán hàng than phiền nhiều nhất về việc các khoản “phạt” bị trừ thẳng vào lương cứng. Nhân viên tên Hoàng Phúc chia sẻ: “Mình không đủ KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc) thì không có lương cứng mà chỉ có trợ cấp 1 triệu đồng/tháng”.

Ngoài ra, nhiều công ty tự đặt ra các quy định trừ lương của nhân viên như đi trễ, về sớm, đi vệ sinh nhiều lần, không đạt KPI, mắc lỗi…

Theo chia sẻ của nhiều người, hầu hết các doanh nghiệp tùy tiện trừ lương người lao động đều không giao kết hợp đồng rõ ràng, không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên.

Chủ sử dụng có được phạt trừ lương của người lao động? - 1

Doanh nghiệp không có quyền tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương của người lao động (Ảnh minh họa: Hải Long).

Thậm chí, có những doanh nghiệp lớn cũng trừ lương của người lao động một cách tùy tiện. Gần đây, 300 công nhân của công ty S. (đóng tại Đồng Nai) đã ngừng việc tập thể để phản đối chính sách trừ lương của người lao động.

Theo đó, Ban giám đốc công ty trên đặt ra quy định, công nhân làm hư hỏng sản phẩm, hàng không xuất khẩu được thì bị trừ 15% đến 25% lương. Ngay trong tháng đầu tiên áp dụng quy định này, 300 công nhân đã ngừng việc để phản đối.

Sau quá trình thương lượng để giải quyết tranh chấp, Ban giám đốc công ty S. đã chấp thuận thu hồi quy định trên và trả lại phần lương đã trừ của công nhân.

Trường hợp duy nhất được khấu trừ lương

Việc trả lương và khấu trừ lương được quy định rất chặt chẽ tại Chương VI của Bộ luật Lao động. Chương này có 15 điều (từ Điều 90 đến Điều 104) quy định toàn diện các vấn đề về tiền lương như tiền lương tối thiểu, nguyên tắc trả lương, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương…

Trong đó, Điều 102 quy định về việc khấu trừ tiền lương chỉ nêu 1 trường hợp duy nhất mà người sử dụng lao động được quyền khấu trừ tiền lương của người lao động là “để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động”.

Việc bồi thường thiệt hại này được quy định rõ hơn tại Điều 129 của Bộ luật này. Theo đó, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng thì phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương.

Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Tuy nhiên, trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều 102 Bộ luật Lao động cũng quy định “người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình”. Đồng thời, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả với người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Như vậy, những trường hợp người lao động đi trễ, về sớm, đi vệ sinh nhiều lần, không đạt KPI, mắc lỗi… không được xem là lý do chính đáng để trừ lương, theo quy định của Bộ luật Lao động.

Ngoài trường hợp khấu trừ lương theo Điều 102 Bộ luật Lao động thì việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động chỉ bao gồm 4 hình thức sau: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải.

Trong trường hợp doanh nghiệp tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương trái pháp luật thì có thể bị xử phạt bằng tiền. Cụ thể, Khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động quy định “phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động” là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại Mục b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Mức phạt trên được áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân. Đối với tổ chức, doanh nghiệp vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, chủ, CỦA, dụng, động, được, người, Phát, Sự, trú

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • …
  • 8
  • Next Page »

Recent Posts

  • Chính sách mới về đào tạo lao động Việt sang Hàn Quốc làm việc
  • Hàng xiên nướng doanh thu hơn 16 triệu đồng/ngày: Bí quyết đông nghịt khách
  • Những ngành nghề cắt giảm 75% lao động, lương sụt đến 20%
  • Nghề thử thức ăn cho chó, lương 1,5 tỷ đồng: Không phải ai cũng dám làm!
  • Đồng Nai: Công bố tên 525 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN