

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Nhiều ngày nay, dọc tuyến quốc lộ 27 đoạn qua địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, hàng chục điểm thu mua cau tươi luôn tấp nập người ra vào.
Trồng cau xung quanh các khu rẫy từ gần 20 năm trước, ông Nguyễn Đình Lâm (trú xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin) không giấu được niềm vui khi giá cau tươi năm nay lên tới 100.000 đồng/kg.
Giá cau tươi 100.000 đồng/kg khiến nông dân rất phấn khởi (Ảnh: Uy Nguyễn).
Ông Lâm cho biết, gia đình có hơn 5.000 cây cau trồng xen, vừa qua ông đã thu hoạch được khoảng 40 tấn và còn hơn 10 tấn đang cho thu hoạch. Dự kiến nguồn thu từ cau tươi năm nay mang lại khoảng nửa tỷ đồng cho gia đình ông.
“Sắp tới tôi dự kiến trồng thêm 2.000 cây để tăng nguồn thu, cau giống hiện khan hiếm, chúng tôi mua tới 10.000 đồng/quả”, ông Lâm nói.
Ông Lâm nói thêm, cây cau sau 3 năm trồng sẽ cho thu hoạch bói và sau 4 năm sẽ cho thu hoạch chính. Trồng cau không tốn công chăm sóc, rất phù hợp trồng xen xung quanh các rẫy cà phê, hồ tiêu.
Không riêng hộ ông Lâm, nhiều hộ dân khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trồng cau đều phấn khởi trước giá đạt đỉnh chưa từng có.
Dù cau tươi được thu mua giá rất cao nhưng chính quyền vẫn khuyến cáo không nên trồng đại trà (Ảnh: Uy Nguyễn).
Với kinh nghiệm hơn 4 năm thu mua cau, anh Nguyễn Văn Hào (43 tuổi, chủ một vựa thu mua cau dọc quốc lộ 27) cho biết những năm trước giá khá thấp, có thời điểm chỉ 2.000-4.000 đồng/kg nhưng việc mua kén chọn do đầu ra khó khăn.
“Từ tháng 6 năm nay, giá cau bắt đầu tăng cao, ổn định, đầu ra thuận lợi. Mỗi ngày cơ sở chúng tôi mua được 5-10 tấn cau tươi”, anh Hào nói.
Ông Nguyễn Thanh Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Kuin, cho biết, ghi nhận thực tế nhiều năm qua cho thấy, giá cau không ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc; cau được xuất khẩu tiểu ngạch, chưa có mã vùng trồng để xuất khẩu chính ngạch.
Theo ông Minh, trên địa bàn huyện Cư Kuin hiện có khoảng 140ha cau trồng xen các khu rẫy, ít khu vực trồng thuần.
“Do giá cau không ổn định nên chúng tôi khuyến cáo bà con chú trọng phát triển cây trồng chủ lực cà phê, hồ tiêu… và trồng cau xen hoặc trồng khu vực hàng rào để tăng thêm thu nhập, không nên phát triển ồ ạt”, ông Minh chia sẻ.
Ngoài giá cau cao kỷ lục, trên địa bàn xảy ra tình trạng “cháy” cây cau giống khi bà con nườm nượp đổ về các vựa cây giống để hỏi mua.
Cau giống được bán 10.000 đồng/quả nhưng luôn trong tình trạng “cháy” hàng (Ảnh: Uy Nguyễn).
Tại một vựa cây giống trên địa bàn xã Hòa Thắng (thành phố Buôn Ma Thuột), người bán luôn thông báo “cháy” hàng, không đủ nguồn giống để cung cấp, mặc dù giá cây cau đã tăng từ 15.000 đồng/cây lên 25.000 đồng.
Trong khi đó, cau giống cũng tăng từ 2.000 đồng/quả lên 7.000-10.000 đồng/quả nhưng nhà vườn vẫn không đủ nguồn hàng để bán.
“Nếu như năm trước tôi bán cây cau giống chỉ 3.000 đồng/cây nhưng rất hiếm người hỏi mua thì đến năm nay thì khác hẳn, có bao nhiêu cây giống, người tấp nập đến hỏi mua bấy nhiêu”, chủ một vựa cây giống chia sẻ.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, năm 2023, toàn tỉnh này có trên 1.300ha cau, tổng sản lượng trên 8.100 tấn.
Với giá cau tăng và thực trạng người dân đổ xô mua cây giống, một lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân cần cẩn trọng, tránh mở rộng diện tích ồ ạt do cau không phải loại cây trồng chính và không nằm trong quy hoạch.
Bên cạnh đó, giá cau thường xuyên biến động, lên xuống thất thường và hiệu quả kinh tế chưa được đánh giá rõ ràng.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Cơ sở sấy cau rộng hơn 1.000m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Yên (50 tuổi, xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) nằm cạnh đường Hồ Chí Minh. Từ đầu tháng 8 đến nay, 5 lò sấy và 2 lò luộc cau của gia đình bà luôn trong trạng thái đỏ lửa, hoạt động hết công suất.
Gia đình bà Yên có thâm niên hơn 10 năm làm nghề sấy cau. Bà Yên cho biết, giá cau năm nay cao hơn mọi năm, ở mức 70.000-75.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 80.000 đồng/kg. Không chỉ giá cau tươi cao, thị trường thu mua cau sấy khô cũng nhộn nhịp.
Cau thu mua về được cho vào lò luộc để giảm bớt độ chát (Ảnh: Thanh Tùng).
“Mọi năm giá cau tươi chỉ 30.000-40.000 đồng/kg, nhưng năm nay giá cao gấp đôi, bán chạy hơn nên chúng tôi có thu nhập cao, ổn định. Có thời điểm thương lái đặt hàng nhiều, các công nhân tại xưởng phải đẩy mạnh công suất cả ngày lẫn đêm”, bà Yên nói.
Theo bà Yên, nghề sấy cau đem lại thu nhập cao nhưng chỉ kéo dài hơn 3 tháng (từ tháng 8 đến hết tháng 10). Năm nay, giá cau cao từ đầu vụ, kéo dài nhiều ngày nên cơ sở của bà hoạt động đều đặn.
Nói về quy trình sản xuất, bà Yên cho biết, 5 tấn cau tươi sẽ làm ra được 1 tấn cau khô. Mỗi ngày gia đình bà thu mua gần 10 tấn cau tươi. Cau tươi sau khi mua về sẽ được nhặt hết cành, sau đó đưa vào nồi luộc khoảng 3-4 giờ cho hết nước chát và đưa đi sấy khô, phân loại.
“Vào vụ cao điểm, mỗi ngày chúng tôi sấy được 1-2 tấn cau khô. Hiện giá bán ra khoảng 400.000 đồng/kg, trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình tôi thu nhập khoảng 100 triệu đồng”, bà Yên nói.
Cau khô thành phẩm được phân loại kỹ càng trước khi xuất bán cho các thương lái (Ảnh: Thanh Tùng).
Bà chủ cơ sở sấy cau cũng cho hay, mặc dù lợi nhuận cao nhưng nghề sấy cau bấp bênh, do phụ thuộc thị trường Trung Quốc.
“Tất cả phụ thuộc vào thương lái, có năm họ thu mua nhiều thì được giá, nhưng cũng có năm thua lỗ vì ế ẩm, giá thấp. Như năm nay, thị trường Trung Quốc thu mua đều đặn nên tạm ổn định hơn các năm”, bà Yên chia sẻ.
Ngoài đem lại thu nhập cao, cơ sở sản xuất cau khô của gia đình bà Yên còn tạo việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức lương 4,5-10 triệu đồng/tháng, tùy vào công việc cụ thể.
Ông Đặng Sỹ Thu, Chủ tịch UBND xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc, cho biết trên địa bàn có 2 cơ sở sấy cau hoạt động hơn 10 năm nay, trong đó có hộ gia đình bà Yên.
Giá cau tăng cao, chủ lò sấy kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng (Video: Thanh Tùng).
Theo ông Thu, năm nay giá cau cao và kéo dài trong nhiều ngày nên các chủ cơ sở sấy cau có nguồn thu nhập cao, không bấp bênh như mọi năm. Ngoài ra, nhiều hộ dân trên địa bàn trồng cau cũng có nguồn thu ổn định.
“Tuy không quy hoạch vùng trồng nhưng ở địa phương có nhiều hộ dân trồng cau tại vườn, nhà nhiều vài trăm cây, nhà ít vài chục cây. Nhìn chung cây cau là cây dễ trồng, đem lại thu nhập cao nhưng rất khó để xây dựng vùng trồng, vì hiện nay chưa có nhà máy chế biến, phụ thuộc vào thương lái”, ông Thu nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Người lao động ở Bình Dương có cơ hội sở hữu nhà ở xã hội giá rẻ (Ảnh: Phạm Diện).
Cụ thể, tại Hội thảo “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững” do Báo Thanh Niên phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Dương tổ chức, TS Phan Bảo Giang, Trưởng khoa Marketing Trường ĐH Kinh tế tài chính TPHCM, khẳng định, trách nhiệm xã hội là một cách làm tăng uy tín, phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, khi doanh nghiệp làm tốt trách nhiệm xã hội sẽ nâng cao lòng trung thành của nhân viên và dễ thu hút nhân tài.
“Khi chúng ta làm nhiều điều tốt cho cộng đồng, cho xã hội, khách hàng sẽ nhận thấy và cảm giác yêu mến doanh nghiệp hơn. Những nhân tài từ đó cũng muốn được về đầu quân, được làm việc cho doanh nghiệp có xu hướng tạo ra giá trị cho cộng đồng”, TS Phan Bảo Giang nhận định.
Từ phân tích trên, TS Phan Bảo Giang cho rằng, trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ và chiến lược của doanh nghiệp trong thời gian tới. Tuy vậy, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải triển khai liên tục, minh bạch thông tin và tận dụng truyền thông để đưa hình ảnh đẹp của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Về vấn đề trên, nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên nhận định thời gian qua, các doanh nghiệp đã biết cân bằng và hài hòa lợi ích của mình với lợi ích của cộng đồng xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hoạt động trách nhiệm xã hội một cách âm thầm.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội để lan tỏa tinh thần thiện nguyện, tinh thần dấn thân vì cộng đồng, thúc đẩy mô hình kinh doanh bền vững, hoạt động kinh doanh không gây hại cho các thiết chế xã hội, không làm suy giảm phúc lợi của các thế hệ tương lai… Qua đó cải thiện hình ảnh, thương hiệu và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương – đánh giá hội thảo có nhiều ý nghĩa (Ảnh: T.A.).
Chia sẻ tại hội thảo, ông Mai Hùng Dũng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương – cũng đồng thuận với nhận định trách nhiệm xã hội đang là xu hướng tất yếu trên cơ sở đề cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân trong việc phát triển bền vững.
Việc này, thông qua cải thiện môi trường làm việc, đời sống của người lao động, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo ra lợi ích hài hòa cho doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội…
Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, hiện nay, sự thành công của doanh nghiệp không chỉ nằm ở kết quả kinh doanh mà còn ở sự cam kết, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương và các tỉnh lân cận cũng cho rằng, để làm tốt trách nhiệm xã hội, cần nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến các chế độ phúc lợi cho người lao động như môi trường làm việc an toàn, bữa ăn ca đảm bảo chất lượng để người lao động có sức khỏe tốt làm việc…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Ông Hà Văn Dũng (58 tuổi, thôn Trô, xã Giao An, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), cho biết cau năm nay không được mùa nhưng được giá. Giá cau hiện tại là 75.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái 2,5 lần.
“5ha cau, gia đình tôi thu được 5 tấn quả, với giá bán như hiện nay, sau khi trừ hết các chi phí, tôi “đút túi” hơn 300 triệu đồng”, ông Dũng nói.
Ông Hà Văn Dũng có thu nhập hơn nửa tỷ đồng/năm từ vườn cau (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông chủ vựa cau cho hay, gần 20 năm trồng cau, chưa năm nào giá lại cao kỷ lục như năm nay. Trong đó, loại cau quả dài, da xanh, hạt đặc, được thương lái “săn” lùng, trả giá cao ngất ngưởng.
“Mới đây, thương lái gọi điện thông báo, dự đoán giá cau sang tháng sẽ tăng lên 90.000 đồng/kg cau tươi. Giá cau liên tục “lập đỉnh” nên tôi điều chỉnh lịch thu hoạch, chưa vội bán”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng dự tính, bán hơn 1 tấn cau, có thể mua được 1 cây vàng. “Chỉ cần giá cau giữ ở mức ổn định 40.000-50.000 đồng/kg là người trồng có lãi lớn”, ông Dũng nói và cho biết sau vụ cau này ông sẽ trồng mới 1ha.
Cau là loại cây dễ tính, chịu hạn, gió bão tốt. Tuy nhiên, cây lại sợ lạnh, vào mùa đông phát triển chậm, cho quả ít.
Một cây cau cho thu hoạch 15-20kg quả, thu lãi gần 1 triệu đồng. Ngoài bán quả, ông Dũng còn ươm cau giống (22.000 đồng/cây), bán mo cau với giá 3.000 đồng/cái. Mỗi năm, người nông dân này, thu nhập hơn nửa tỷ đồng từ vựa cau. Vườn cau của ông cũng tạo việc làm cho 10 lao động, mức lương 200.000 đồng/ngày.
Cau được giá, nông dân xã Giao An, huyện Lang Chánh phấn khởi (Ảnh: Hạnh Linh).
Cạnh vườn của gia đình ông Dũng, vườn cau của ông Hà Văn Oanh (60 tuổi) dù chưa đến kỳ thu hoạch nhưng nhiều thương lái đến đặt cọc, ngỏ lời mua cả cau non.
“Giá cau liên tục tăng nên tôi chưa vội nhận cọc của thương lái, cũng không thu hoạch bán cau non”, ông Oanh chia sẻ.
Ông Oanh cho biết, trước khi trồng cau, gia đình ông trồng mía, gấc, chanh, vải thiều… Năm 2019, thấy cau tươi bán được giá, ông mạnh dạn chuyển đổi gần 1ha mía sang trồng 2.000 cây cau.
Cau là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc, chi phí phân bón thấp. Trồng 1ha cau (giống, thuê người trồng, phân bón) hết khoảng 100 triệu đồng. Sau 5 năm cây cau ra quả, thời gian cho thu hoạch quả kéo dài đến hàng chục năm. Loài cây này cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết năm, trung bình 20-25 ngày/lứa.
“Năm 2023, giá cau “rớt thảm” còn 30.000 đồng/kg, nhiều gia đình không muốn thu hoạch để cau chín vàng, rụng đầy gốc. Năm nay, giá cau tăng mạnh từ 60.000 đồng rồi 65.000 đồng, bây giờ là 75.000 đồng/kg, người trồng cau rất vui”, ông Oanh hồ hởi nói.
Loại cau quả dài, da xanh, hạt đặc, được thương lái “săn” lùng, trả giá cao ngất ngưởng (Ảnh: Hạnh Linh).
Ông Oanh cho biết, giá cau tăng mạnh do nhu cầu thị trường Trung Quốc tăng. Cau sau khi thu mua sẽ được nhập cho các cơ sở để sấy khô trước khi xuất sang Trung Quốc. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất kẹo cau, chuyên phục vụ thị trường các nước xứ lạnh.
Ông Lê Văn Tiễn, Phó Chủ tịch UBND xã Giao An, cho biết trên địa bàn xã có gần 20ha cau, sản lượng đạt khoảng 13 tấn/năm. Năm nay, giá cau cao từ đầu vụ thu hoạch và tăng dần vào chính vụ khiến người trồng cau rất phấn khởi. Với giá bán như hiện nay, toàn xã sẽ thu về khoảng 1 tỷ đồng tiền cau.
Theo ông Tiễn, những vườn cau đã và đang mang lại thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Tuy nhiên, đầu ra của loài cây này đang phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến giá cau khó giữ được sự ổn định.
“Trước diễn biến bất ngờ của giá cau, UBND xã khuyến cáo người dân không mở rộng diện tích, chạy theo giá cả. Chúng tôi hy vọng được các cấp, ngành, doanh nghiệp quan tâm mở rộng đầu ra, để địa phương phát triển cây cau một cách bền vững”, ông Tiễn bộc bạch.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi