TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Lương bình quân của lao động tại TP.HCM là 9,3 triệu đồng

30th September 2023 by admin

Ngày 30.9, Tổng cục Thống kê đánh giá một số điểm nổi bật về tình hình lao động việc làm quý 3 và 9 tháng năm 2023 như: số người có việc làm quý 3/2023 tiếp tục tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm 2022; lao động phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn; thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng; việc cắt giảm lao động “giảm nhiệt”…

So với cùng kỳ năm trước, quý 3/2023, thu nhập bình quân của người lao động tăng tại tất cả các vùng kinh tế – xã hội của cả nước, trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng cao nhất, cụ thể là 8,4 triệu đồng, tăng 6,1% (tương ứng tăng 485.000 đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tại vùng Đông Nam bộ là 8,8 triệu đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong các vùng của cả nước. Trong đó, thu nhập bình quân của lao động làm việc tại TP.HCM là 9,3 triệu đồng, tăng 0,6% (tăng 56.000 đồng) so với cùng kỳ năm 2022 và tại Đồng Nai là 8,7 triệu đồng, tăng 1,8% (tăng 155.000 đồng).

Lương bình quân của lao động TP.HCM là 9,3 triệu đồng, tăng hơn năm ngoái 56.000 đồng - Ảnh 1.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội trong quý 3 các năm 2021, 2022 và 2023

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Theo đó, đời sống của người lao động quý 3/2023 được cải thiện chậm trong khi quý 3/2022 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, đời sống của người lao động được cải thiện đáng kể với tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động lên hơn 30% so với quý 3/2021.

Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở ĐBSCL và Đông Nam bộ

Về tỷ lệ lao động thất nghiệp, theo Tổng cục Thống kê, quý 3/2023, vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,87% và 3,08%. 

TP.HCM với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý này là 3,69%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với quý trước, trong khi ở TP.Hà Nội, tỷ lệ này là 0,97%, giảm 0,26 điểm phần trăm.

Lương bình quân của lao động TP.HCM là 9,3 triệu đồng, tăng hơn năm ngoái 56.000 đồng - Ảnh 2.

Theo Tổng cục Thống kê, đời sống của người lao động quý 3/2023 cải thiện chậm

NHẬT THỊNH

Tổng cục Thống kê cũng thông tin theo báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý 3/2023 là hơn 54.000 người, giảm hơn 187.000 người so với quý 2/2023 (hơn 241.000 người). Trong đó chiếm đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 66,3% tổng số lao động nghỉ giãn việc), chủ yếu ở ngành da giày (chiếm 31,9%), tiếp theo là dệt may (chiếm 30,9%).

Số lao động bị mất việc trong quý 3/2023 là hơn 118.000 người, giảm hơn 99.000 người so với quý trước (hơn 217.000 người). Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày và chủ yếu tập trung ở hai tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ là Bình Dương (khoảng 33.600 người) và TP.HCM (khoảng 34.600 người).

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho hay từ đầu năm đến nay, TP.HCM đã ban hành 112.067 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tổng số 166.266 hồ sơ đề nghị. Con số này khi so với cùng kỳ năm ngoái tăng 10.323 trường hợp (tăng 9,74%). Việc các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam, Công ty TNHH dệt Đông Minh cắt giảm hàng ngàn lao động cho thấy tình hình lao động – việc làm ở TP.HCM vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Trong thời gian tới, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tiếp tục tập trung nắm tình hình lao động – việc làm tại các doanh nghiệp, kết nối cung – cầu lao động, tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tuyến để tăng cường hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, phát triển mạng lưới thông tin việc làm cho người lao động.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, B&igravenh, CỦA, động, l&agrave, qu&acircn, Tài, TP.HCM, Triệu

Nhu cầu v&&à mức lương tuyển dụng việc là mức lương tuyển dụng việc làm ở TP.HCM mới nhất

29th September 2023 by admin

Ngày 29.9, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cho biết quý 3/2023 đơn vị đã khảo sát 14.540 lượt doanh nghiệp và 32.305 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Nhu cầu công việc theo ngành nghề, lĩnh vực

Kết quả cho thấy, nhu cầu nhân lực TP.HCM chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại – dịch vụ với 51.533 chỗ làm việc (chiếm 73,67% tổng nhu cầu nhân lực), khu vực công nghiệp – xây dựng với 18.404 chỗ làm việc, chiếm 26,31%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 14 chỗ làm việc, chiếm 0,02%.

Những ngành có nhu cầu nhân lực cao như bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; kinh doanh bất động sản; thông tin và truyền thông…

Trong khi đó, nhu cầu tìm việc quý 3/2023 của người lao động chủ yếu ở các công việc thuộc khối kinh doanh thương mại với các vị trí như nhân viên bán hàng và tư vấn viên bán hàng, nhân viên kinh doanh… Sau đó là các vị trí việc làm khối hành chính – văn phòng, quản lý điều hành, kế toán, markerting, nhân sự…

Nhu cầu và mức lương tuyển dụng việc làm ở TP.HCM mới nhất - Ảnh 1.

Nhu cầu nhân lực tại TP.HCM quý 3/2023 tiếp tục tập trung ở khu vực thương mại – dịch vụ

NHẬT THỊNH

Nhu cầu công việc theo mức lương

Về mức lương, nhu cầu nhân lực như sau:

  • Mức dưới 5 triệu đồng/tháng: cần 1.458 chỗ làm việc (chiếm 2,1% tổng nhu cầu nhân lực), chủ yếu ở các vị trí việc làm như kỹ sư cơ khí, nhân viên văn phòng, nhân viên kho, bảo vệ, lễ tân.
  • Mức lương từ 5 – 10 triệu đồng/tháng: cần 15.693 chỗ làm việc (chiếm 22,4%) chủ yếu ở các vị trí việc làm như quản lý kho bãi, nhân viên kinh doanh thương mại, kỹ thuật điện, nhân viên an ninh.
  • Mức lương trên 10 – 15 triệu đồng/tháng: cần 23.959 chỗ làm việc (chiếm 34,3%) ở các vị trí việc làm như kỹ sư điện lạnh, nhân viên marketing, nhân viên nhà hàng – khách sạn, trưởng phòng nhân sự, nhân viên pháp lý.
  • Mức lương trên 15 – 20 triệu đồng/tháng: cần 18.509 chỗ làm việc (chiếm 26,5%) cho các công việc như nhân viên truyền thông, giám đốc nhân sự, giáo dục và đào tạo, nhân viên tài chính ngân hàng, kỹ sư xây dựng, giám sát công trình.
  • Mức lương trên 20 triệu đồng/tháng: cần 10.332 chỗ làm việc (chiếm 14,8%) ở các vị trí như kỹ thuật điện tử, kỹ sư phần mềm, bác sĩ, dược, kiểm định chất lượng, kế toán, quản lý điều hành.
Nhu cầu tuyển dụng Nhu cầu tìm việc
Dưới 5 triệu đồng 2.1 0.9
Từ 5 – 10 triệu đồng 22.4 12.3
Trên 10 – 15 triệu đồng 34.3 26.4
Trên 15 – 20 triệu đồng 26.5 19.8
Trên 20 triệu đồng 14.8 40.6

Trong khi đó, nhu cầu tìm việc của người lao động theo mức lương từ 5 – 10 triệu đồng/tháng chiếm 12,3%; trên 10 – 15 triệu đồng/tháng chiếm 26,4%; trên 15 – 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,8%. Đặc biệt, tìm việc mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm tới 40,6%, tăng mạnh so với quý trước.

Nhu cầu tìm việc ở các mức lương trên tập trung ở các vị trí như nhân viên IT, chuyên viên kế toán, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhân viên marketing, phân tích tài chính, môi giới bảo hiểm, giáo viên ngoại ngữ, nhân viên y tế, bác sĩ đa khoa, nhân sự, trực tổng đài…

Bên cạnh đó, mức lương tìm việc dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 0,9%, chủ yếu ở các ứng viên có trình độ lao động phổ thông hoặc tìm việc làm bán thời gian, thực tập sinh nhân sự, nhân viên tiếp thị, tạp vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ…

Nhu cầu công việc theo trình độ

Nếu phân chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu tuyển dụng ở lao động đã qua đào tạo ở TP.HCM chiếm tới 86,45% tổng nhu cầu nhân lực. 

Trong đó nhân lực đối với trình độ đại học trở lên là 22,85%, cao đẳng chiếm 24,61%, trung cấp chiếm 27,17%, sơ cấp chiếm 11,82% và nhu cầu nhân lực ở lao động phổ thông chiếm 13,55%.

Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm việc làm ở lao động đã qua đào tạo chiếm 99,47% tổng nhu cầu tìm kiếm việc làm. Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm tới 76,94%, cao đẳng chiếm 20,48%, trung cấp chiếm 1,89%, sơ cấp chiếm 0,16% và chỉ có 0,53% người tìm việc làm phổ thông.

Nhu cầu tuyển dụng Nhu cầu tìm việc
Sơ cấp 11.82 0.16
Trung cấp 27.17 1.89
Cao đẳng 24.61 20.48
Đại học 22.85 76.94
Lao động phổ thông 13.55 0.53

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, câu, dụng, l&agrave, l&agravem, mọi, Mức, NHẶT, TP.HCM, TUYỂN, v&agrave, việc

Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài

20th September 2023 by admin

Đây là nội dung mới trong Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam vừa được Chính phủ ban hành.

Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài - Ảnh 1.

Sở LĐ-TB-XH sẽ thống nhất quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp phép cho lao động nước ngoài tại địa phương

Theo nghị định mới, thay vì quy định chuyên gia phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc thì nay chuyên gia chỉ cần tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định, theo đề nghị của Bộ LĐ-TB-XH.

Giám đốc điều hành là người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật nước ngoài cũng được bỏ quy định làm đúng chuyên ngành được đào, chỉ cần được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm tại Việt Nam.

Nghị định cũng quy định, kể từ ngày 1.1.2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB-XH (Cục Việc làm), hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Dịch vụ việc làm, do chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, trong thời gian ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến báo cáo Bộ LĐ-TB-XH, hoặc Sở LĐ-TB-XH nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Người sử dụng lao động nếu thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm, thì phải báo cáo Bộ LĐ-TB-XH hoặc Sở LĐ-TB-XH trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.

Cũng theo Nghị định 70, Bộ LĐ-TB-XH có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài trên cả nước, cũng như quản lý người Việt làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Sở LĐ-TB-XH sẽ thống nhất quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp phép cho lao động nước ngoài tại địa phương.

Quy định này đảm bảo việc thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ T.Ư đến địa phương. Người sử dụng lao động chỉ đến một cơ quan nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động. Đồng thời, khắc phục được những bất cập về việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho đơn vị không phải cơ quan chuyên môn là ban quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Nghị định có hiệu lực từ 18.9.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, đến tháng 6.2023, cả nước có 121.288 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 111.949 người (hơn 92%). Trong số này, đã cấp mới giấy phép lao động cho 81.568 người và gia hạn cho 14.100 lao động, cấp lại cho 8.990 người; còn lại 7.291 người đang hoàn thiện giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: Cấp, DẦU, động, được, l&agrave, LĐTBXH, mọi, ngo&agravei, NHẶT, nước, ph&eacutep, số

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh: Mục tiêu là hướng tới việc làm bền vững

28th August 2023 by admin

Hôm nay là dịp kỷ niệm 78 năm truyền thống ngành LĐ-TB-XH (28.8.1945 – 28.8.2023). Đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng, đa dạng trên nhiều khía cạnh phát triển của một quốc gia như đảm bảo quyền lợi của người lao động; bảo vệ đối tượng đặc biệt (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật); giảm thiểu các khoảng cách kinh tế và xã hội…

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết, tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH là các Bộ Lao động; Bộ Cứu tế; Bộ Xã hội; Bộ Thương binh – Cựu binh; Bộ Nội vụ; Bộ Thương binh Xã hội.

Tại TP.HCM, kể từ ngày thống nhất đất nước, ngày TP.HCM được chính thức đổi tên từ Sài Gòn – Gia Định (tháng 7.1976) cùng với sự ra đời của các sở, ban ngành, đoàn thể thì đến năm 1988, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM được hợp nhất từ Sở Lao động và Sở Thương binh Xã hội theo quyết định của UBND TP.HCM.

Từ đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM dần khẳng định vai trò, vị thế dẫn đầu cả nước trong thực hiện chính sách người có công, lao động – việc làm, bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 1.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh

SỸ ĐÔNG

Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đang quản lý 33 đơn vị sự nghiệp công lập, tham mưu, giúp UBND TP.HCM quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội…

Khởi xướng chương trình xóa đói giảm nghèo đầu tiên cả nước

* Với bề dày phát triển, nếu chọn lựa, đơn vị nghĩ đến mô hình, chính sách hay thành tựu nào nổi bật nhất của ngành LĐ-TB-XH TP.HCM?

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh: Thời gian qua, các địa phương, đơn vị luôn nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu của ngành. Tại TP.HCM, thành tựu đáng chú ý nhất là Chương trình Giảm nghèo bền vững TP.HCM. Đây là chương trình được khởi xướng đầu tiên trên cả nước vào năm 1992 và thực hiện cho đến nay, trước đây, tên gọi cũ là Chương trình Xóa đói giảm nghèo.

Qua các giai đoạn, tùy vào điều kiện, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM, Chương trình Giảm nghèo bền vững được nghiên cứu, xây dựng chuẩn nghèo phù hợp và luôn cao hơn so với chuẩn nghèo quốc gia từ 1 – 2 lần.

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, huy động nguồn lực của hệ thống và xã hội cũng như nỗ lực tự thân của người nghèo, hộ nghèo nên TP.HCM luôn hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước từ 1 – 2 năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM các nhiệm kỳ đề ra.

Điểm nổi bật khác, năm 1997, Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo TP.HCM phối hợp Sở NN-PTNT TP.HCM thành lập thí điểm 11 tổ tự quản xóa đói giảm nghèo tại 7 quận, huyện với sự tham gia của 152 hộ nghèo. Đây là những tổ tự quản xóa đói giảm nghèo đầu tiên của TP.HCM và đến nay vẫn còn hoạt động. Mô hình này được tổ chức hoạt động duy nhất cả nước được T.Ư đánh giá cao và giới thiệu nhân rộng để các tỉnh học tập.

Nhận thức trách nhiệm tạo việc làm bền vững

* Hiện nay, các cụm từ về “an sinh xã hội”, “lao động – việc làm” được thảo luận rất nhiều. Có nên đánh giá rằng vai trò quản lý lao động của ngành đang được quan tâm hơn so với thời điểm trước đây?

– Từ cuối năm 2022, tác động hậu dịch Covid-19 và biến động phức tạp của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 2.

Thị trường lao động TP.HCM đối diện nhiều thách thức, đòi hỏi sự chủ động trong công tác quản lý của chính quyền

NHẬT THỊNH

Một số doanh nghiệp phải giảm giờ làm việc, sắp xếp lại lao động, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động… Trong khi đó, hiện nay, nhiều tỉnh thành có các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động nên người lao động ngày càng có nhiều lựa chọn công việc để làm và quay về quê.

Đó là những trở ngại đáng kể với thị trường lao động – việc làm tại TP.HCM hiện nay và thời gian tới.

Trong khi đó, thị trường Việt Nam đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về lao động ngày càng sâu rộng, các vấn đề về lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội vốn dĩ có vai trò quan trọng, trong bối cảnh khó khăn ấy càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.

Ngành LĐ-TB-XH TP.HCM nhận thức trách nhiệm đẩy mạnh giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, nâng cao giá trị nghề nghiệp. Đồng thời xác định mục tiêu dài hạn là hướng tới việc làm bền vững, nâng cao chất lượng việc làm để đảm bảo cuộc sống người lao động tốt hơn và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 3.

Việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc

NHẬT THỊNH

Thực tế thời gian qua, đã có nhiều giải pháp được triển khai, nhất là gói hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm; hỗ trợ tiền thuê nhà; kết nối cung cầu lao động… Qua đó góp phần tiếp sức cho doanh nghiệp, người lao động tại TP.HCM.

Gần đây nhất, ngành LĐ-TB-XH TP.HCM đã đề xuất, ký quy chế phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội TP.HCM nhằm tăng trách nhiệm, phối hợp chặt hơn trong việc theo dõi diễn biến tình hình lao động để kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động.

Song song đó, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế về quan hệ lao động, cả về tổ chức bộ máy và nguồn lực. Nhấn mạnh cơ chế hỗ trợ chủ động của các cơ quan nhà nước, nhất là cơ chế hỗ trợ đối thoại, thương lượng.

TP.HCM nhận thức trách nhiệm thúc đẩy tạo việc làm; đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, giải quyết việc làm và nâng cao giá trị nghề nghiệp để xây dựng thị trường lao động phát triển linh hoạt, bền vững.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh

* Xin ông cho biết đơn vị đã và đang có những tham mưu gì để TP.HCM hướng tới xây dựng lưới an sinh bền vững?

– Qua mỗi thời kỳ, ngành LĐ-TB-XH TP.HCM có những chính sách phù hợp và thích ứng. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Sở LĐ-TB-XH đã tham mưu và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung trọng điểm sau:

  • Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn TP.HCM đến năm 2045
  • Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022 – 2025
  • Chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2021- 2025
  • Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn
  • Đề án Phát triển quan hệ lao động tại TP.HCM

Cùng với đó, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả những chính sách chăm lo thường xuyên như hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công; chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi; học sinh, sinh viên gặp khó khăn; hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động… Qua đó, hướng đến xây dựng một hệ thống an sinh xã hội cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện; đảm bảo các quyền cơ bản của người dân.

Nâng cao hợp tác quốc tế

TP.HCM là địa phương có nhiều chính sách, mô hình nhấn mạnh quyền của phụ nữ và trẻ em dưới 16 tuổi. Những năm qua, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách để thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB-XH chủ động tìm kiếm, kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

Qua đó để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn và nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và triển khai các mô hình, giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Điển hình, gần đây nhất, TP.HCM thí điểm mô hình một cửa đầu tiên cả nước nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Mô hình này do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam và Tổ chức Planète Enfants & Développement (PE&D) hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật. Hoạt động mô hình sẽ được cấp kinh phí từ ngân sách.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, tổ chức đối tác trong duy trì và mở rộng các mô hình, sáng kiến vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em trên địa bàn.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: bền, đốc, Gi&aacutem, hưởng, l&agrave, l&agravem, L&ecirc, LĐTBXH, Mức, số, Thinh, ti&ecircu, tới, TP.HCM, vấn, việc, vững

Recent Posts

  • Thị trường lao động TP.HCM cuối năm: Ngành nào có nhu cầu tuyển nhiều nhất?
  • TP.HCM triển khai quy định mới về lao động người nước ngoài
  • Những khoản thu nhập nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
  • Đánh giá đúng vai trò của cung – cầu lao động
  • Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN