TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm Nang Việc Làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động

11th September 2023 by admin

Đề xuất tăng lương tối thiểu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 9.9.

Tại phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận tình hình kinh tế – xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2023, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công.

Yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động - Ảnh 1.

Hội đồng Tiền lương quốc gia lùi thời gian họp vào cuối tháng 11 để chốt lại phương án và thời điểm tăng lương tối thiểu trong năm 2024

NGỌC DƯƠNG

Đánh giá chung về tình hình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong tháng 8 và 8 tháng năm 2023, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giảm 13,1% trong 8 tháng, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, xuất khẩu một số mặt hàng nông nghiệp vẫn giảm sâu. Doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn. Đời sống một bộ phận người dân khó khăn. Tình hình sạt lở, ngập úng, thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống…

Tăng lương cơ sở từ ngày 1.7, lương hưu sẽ thay đổi thế nào?

Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân lao động, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Chính phủ về phương án trình Bộ Chính trị, T.Ư, Quốc hội về lộ trình cải cách tiền lương và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-TƯ.

Trước đó, trong tháng 8, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất để bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.

Đại diện phía người lao động là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 – 6%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của thành viên hội đồng đề nghị lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Khảo sát của Bộ LĐ-TB-XH tại 63 tỉnh, thành phố trong 4 tháng đầu năm cho thấy, hơn 500.000 người bị ảnh hưởng đến việc làm, trong đó có gần 300.000 người thôi việc.

Số lao động thôi việc, mất việc tập trung ở các tỉnh có khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Do đó, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương tối thiểu.

Dự kiến, phiên họp tiếp theo được lùi vào cuối tháng 11 tới để chốt lại phương án và thời điểm tăng lương tối thiểu trong năm 2024.

Theo khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 do Ban Chính sách pháp luật và Viện Công nhân công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) phối hợp thực hiện trong tháng 4, tiền lương cơ bản hằng tháng của người lao động nhận được trung bình là khoảng 6 triệu đồng/tháng (không bao gồm tiền làm thêm giờ).

Thu nhập trung bình của các lao động được khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng. Trong đó, tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hằng tháng của họ; 23,3% khác đến từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của doanh nghiệp.

Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, cho hay: “Năm nay, người lao động gặp khó khăn hơn so với các năm trước, bởi doanh nghiệp cũng gặp khó khăn hơn, không có đơn hàng. Hơn nữa, năm nay nhiều mặt hàng từ điện, nước, chi phí lương thực đến giá cả sinh hoạt đều tăng… trong khi lương không tăng”.

Hiện, lương tối thiểu của người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng. Mức lương tối thiểu hiện tại tăng 6% so với trước ngày 1.7.2022.

Xem nhanh 12h ngày 11.9: Thời sự toàn cảnh

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, BỔ, c&ocircng, câu, để, động, LĐTBXH, nh&acircn, tăng, THIỂU, tới, việc, XUẤT, Y&ecircu

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh: Mục tiêu là hướng tới việc làm bền vững

28th August 2023 by admin

Hôm nay là dịp kỷ niệm 78 năm truyền thống ngành LĐ-TB-XH (28.8.1945 – 28.8.2023). Đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng, đa dạng trên nhiều khía cạnh phát triển của một quốc gia như đảm bảo quyền lợi của người lao động; bảo vệ đối tượng đặc biệt (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật); giảm thiểu các khoảng cách kinh tế và xã hội…

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết, tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH là các Bộ Lao động; Bộ Cứu tế; Bộ Xã hội; Bộ Thương binh – Cựu binh; Bộ Nội vụ; Bộ Thương binh Xã hội.

Tại TP.HCM, kể từ ngày thống nhất đất nước, ngày TP.HCM được chính thức đổi tên từ Sài Gòn – Gia Định (tháng 7.1976) cùng với sự ra đời của các sở, ban ngành, đoàn thể thì đến năm 1988, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM được hợp nhất từ Sở Lao động và Sở Thương binh Xã hội theo quyết định của UBND TP.HCM.

Từ đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM dần khẳng định vai trò, vị thế dẫn đầu cả nước trong thực hiện chính sách người có công, lao động – việc làm, bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 1.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh

SỸ ĐÔNG

Hiện nay, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đang quản lý 33 đơn vị sự nghiệp công lập, tham mưu, giúp UBND TP.HCM quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, tiền lương và việc làm trong khu vực doanh nghiệp; giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội…

Khởi xướng chương trình xóa đói giảm nghèo đầu tiên cả nước

* Với bề dày phát triển, nếu chọn lựa, đơn vị nghĩ đến mô hình, chính sách hay thành tựu nào nổi bật nhất của ngành LĐ-TB-XH TP.HCM?

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh: Thời gian qua, các địa phương, đơn vị luôn nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu của ngành. Tại TP.HCM, thành tựu đáng chú ý nhất là Chương trình Giảm nghèo bền vững TP.HCM. Đây là chương trình được khởi xướng đầu tiên trên cả nước vào năm 1992 và thực hiện cho đến nay, trước đây, tên gọi cũ là Chương trình Xóa đói giảm nghèo.

Qua các giai đoạn, tùy vào điều kiện, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM, Chương trình Giảm nghèo bền vững được nghiên cứu, xây dựng chuẩn nghèo phù hợp và luôn cao hơn so với chuẩn nghèo quốc gia từ 1 – 2 lần.

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, huy động nguồn lực của hệ thống và xã hội cũng như nỗ lực tự thân của người nghèo, hộ nghèo nên TP.HCM luôn hoàn thành mục tiêu giảm nghèo trước từ 1 – 2 năm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM các nhiệm kỳ đề ra.

Điểm nổi bật khác, năm 1997, Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo TP.HCM phối hợp Sở NN-PTNT TP.HCM thành lập thí điểm 11 tổ tự quản xóa đói giảm nghèo tại 7 quận, huyện với sự tham gia của 152 hộ nghèo. Đây là những tổ tự quản xóa đói giảm nghèo đầu tiên của TP.HCM và đến nay vẫn còn hoạt động. Mô hình này được tổ chức hoạt động duy nhất cả nước được T.Ư đánh giá cao và giới thiệu nhân rộng để các tỉnh học tập.

Nhận thức trách nhiệm tạo việc làm bền vững

* Hiện nay, các cụm từ về “an sinh xã hội”, “lao động – việc làm” được thảo luận rất nhiều. Có nên đánh giá rằng vai trò quản lý lao động của ngành đang được quan tâm hơn so với thời điểm trước đây?

– Từ cuối năm 2022, tác động hậu dịch Covid-19 và biến động phức tạp của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 2.

Thị trường lao động TP.HCM đối diện nhiều thách thức, đòi hỏi sự chủ động trong công tác quản lý của chính quyền

NHẬT THỊNH

Một số doanh nghiệp phải giảm giờ làm việc, sắp xếp lại lao động, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động… Trong khi đó, hiện nay, nhiều tỉnh thành có các khu công nghiệp, khu kinh tế hoạt động nên người lao động ngày càng có nhiều lựa chọn công việc để làm và quay về quê.

Đó là những trở ngại đáng kể với thị trường lao động – việc làm tại TP.HCM hiện nay và thời gian tới.

Trong khi đó, thị trường Việt Nam đang trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về lao động ngày càng sâu rộng, các vấn đề về lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội vốn dĩ có vai trò quan trọng, trong bối cảnh khó khăn ấy càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.

Ngành LĐ-TB-XH TP.HCM nhận thức trách nhiệm đẩy mạnh giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động, nâng cao giá trị nghề nghiệp. Đồng thời xác định mục tiêu dài hạn là hướng tới việc làm bền vững, nâng cao chất lượng việc làm để đảm bảo cuộc sống người lao động tốt hơn và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Trách nhiệm giải quyết việc làm và hướng tới lưới an sinh bền vững - Ảnh 3.

Việc làm tốt và tăng trưởng kinh tế là một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc

NHẬT THỊNH

Thực tế thời gian qua, đã có nhiều giải pháp được triển khai, nhất là gói hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm giờ làm; hỗ trợ tiền thuê nhà; kết nối cung cầu lao động… Qua đó góp phần tiếp sức cho doanh nghiệp, người lao động tại TP.HCM.

Gần đây nhất, ngành LĐ-TB-XH TP.HCM đã đề xuất, ký quy chế phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội TP.HCM nhằm tăng trách nhiệm, phối hợp chặt hơn trong việc theo dõi diễn biến tình hình lao động để kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật về đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động.

Song song đó, chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố, hoàn thiện hệ thống thiết chế về quan hệ lao động, cả về tổ chức bộ máy và nguồn lực. Nhấn mạnh cơ chế hỗ trợ chủ động của các cơ quan nhà nước, nhất là cơ chế hỗ trợ đối thoại, thương lượng.

TP.HCM nhận thức trách nhiệm thúc đẩy tạo việc làm; đẩy mạnh kết nối cung cầu lao động, giải quyết việc làm và nâng cao giá trị nghề nghiệp để xây dựng thị trường lao động phát triển linh hoạt, bền vững.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh

* Xin ông cho biết đơn vị đã và đang có những tham mưu gì để TP.HCM hướng tới xây dựng lưới an sinh bền vững?

– Qua mỗi thời kỳ, ngành LĐ-TB-XH TP.HCM có những chính sách phù hợp và thích ứng. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Sở LĐ-TB-XH đã tham mưu và triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung trọng điểm sau:

  • Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn TP.HCM đến năm 2045
  • Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022 – 2025
  • Chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM giai đoạn 2021- 2025
  • Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trên địa bàn
  • Đề án Phát triển quan hệ lao động tại TP.HCM

Cùng với đó, TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả những chính sách chăm lo thường xuyên như hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có công; chính sách đặc thù chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ em mồ côi; học sinh, sinh viên gặp khó khăn; hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động… Qua đó, hướng đến xây dựng một hệ thống an sinh xã hội cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện; đảm bảo các quyền cơ bản của người dân.

Nâng cao hợp tác quốc tế

TP.HCM là địa phương có nhiều chính sách, mô hình nhấn mạnh quyền của phụ nữ và trẻ em dưới 16 tuổi. Những năm qua, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn lực từ ngân sách để thực hiện các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới, Sở LĐ-TB-XH chủ động tìm kiếm, kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

Qua đó để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật, chuyên môn và nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và triển khai các mô hình, giải pháp nhằm kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Điển hình, gần đây nhất, TP.HCM thí điểm mô hình một cửa đầu tiên cả nước nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Mô hình này do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam và Tổ chức Planète Enfants & Développement (PE&D) hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật. Hoạt động mô hình sẽ được cấp kinh phí từ ngân sách.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan, tổ chức đối tác trong duy trì và mở rộng các mô hình, sáng kiến vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em trên địa bàn.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: bền, đốc, Gi&aacutem, hưởng, l&agrave, l&agravem, L&ecirc, LĐTBXH, Mức, số, Thinh, ti&ecircu, tới, TP.HCM, vấn, việc, vững

Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 5 – 6%

14th August 2023 by admin

Cuộc họp thảo luận lương tối thiểu vùng năm 2024 có sự tham gia của các thành viên hội đồng là đại diện của người lao động, giới chủ sử dụng lao động, các chuyên gia độc lập… và được chủ trì bởi ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Công đoàn bất ngờ đề xuất tăng lương tối thiểu 5 - 6% - Ảnh 1.

Công đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 cho người lao động ở mức 5 – 6%

SƠN NGUYÊN

Khác với những năm trước, Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam luôn chủ động đưa ra các phương án đề xuất từ rất sớm. Tuy nhiên, năm nay, đại diện cho phía người lao động giữ kín phương án đề xuất đến phút chót.

Sau khi công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 vào ngày 8.8, trong phiên họp sáng nay 9.8, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trình bày quan điểm và đưa ra phương án tăng lương.

Dẫn lại số liệu kết quả khảo sát, có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Đáng chú ý, chỉ có 8,1% người lao động có dư tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách – pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), nêu quan điểm: “Chúng tôi chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Vì vậy, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng 2024 ở mức 5 – 6% là để bù đắp chỉ số trượt giá và để duy trì tiền lương thực tế cho người lao động”.

Theo ông Quảng, trong bối cảnh hiện nay, trong hơn 1 năm qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, trong khi người lao động thiếu việc làm, giảm thu nhập, đời sống n gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng rất quan trọng, cần được đưa ra xem xét khi điều chỉnh lương tối thiểu, để vừa đảm bảo động viên người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, làm sao để tiền lương thực sự là động lực cải thiện điều kiện làm việc, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng cũng hài hòa với khả năng chi trả.

Để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, qua khảo sát các công đoàn cơ sở kiến nghị, mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2024 cần điều chỉnh tăng 11,34%. Thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động cần cân nhắc thời điểm phù hợp để giảm thiểu tác động đến người lao động và doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện trong tháng 4 vừa qua, lương thấp, thiếu việc làm thêm đã tác động trực tiếp đến cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái, dinh dưỡng hàng ngày… của người lao động

Trong đó, tiền lương là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định lập gia đình của 53,7% người lao động và quyết định con của 72,0% người lao động.

Chỉ có 26,2% người lao động có điều kiện để ăn thịt, cá trong các bữa ăn hàng ngày; 10,3% người lao động cho biết với thu nhập hiện nay họ ít khi (1 lần/tuần) có điều kiện để ăn thịt, cá trong bữa ăn tại gia đình. Đặc biệt, có tới 46,5% người chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh.

Về nhà ở, người lao động phải dùng 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng để trả tiền thuê nhà. Khoản tiền mà người lao động phải bỏ ra ở vùng 1 trung bình là 1,8 triệu đồng/tháng (bao gồm cả điện, nước), số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của người lao động.

Có 12,3% người lao động từng rút BHXH một lần, số lần rút trung bình là 1,13 lần. Trong đó, người rút nhiều nhất là 4 lần và người rút thấp nhất là 1 lần.

Có 17,3% công nhân lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% trong số đó thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Có tới 17,6% người lao động không sống cùng con dưới 18 tuổi vì lý do tiền lương thấp; 2,2% người lao động chưa từng mua sữa công thức (sữa bột) cho con dưới 6 tuổi và chỉ có 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, c&ocircng, để, đo&agraven, tăng, THIỂU, tới, v&ugraveng, XUẤT

Sẽ tăng lương tối thiểu vùng 2024 nhưng chưa chốt thời điểm

14th August 2023 by admin

Sau phiên đàm phán lương tối thiểu vùng năm 2024, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết quan điểm chung của các thành viên đều đánh giá, tình hình hiện nay cả doanh nghiệp và người lao động đều gặp khó khăn. Nhiều thông tin đang cần xem xét.

Sẽ quyết định thời điểm tăng lương tối thiểu vùng vào cuối năm - Ảnh 1.

Phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia diễn ra sáng nay 9.8 tại Quảng Ninh

Khi Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5 – 6%, cơ bản nhiều thành viên cũng đồng thuận.

Theo ông Quảng, phía đại diện chủ sử dụng lao động cũng đã nhìn thấy được sự thiện chí của phía đại diện người lao động nêu ra tại phiên họp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy, họ mong muốn lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động. 

Các chuyên gia độc lập cũng đồng ý tăng lương, nhưng đề nghị cân nhắc là thời điểm tăng và mức tăng phù hợp.

Sau khi nghe ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, giới sử dụng lao động, các chuyên gia độc lập, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã xin hội ý và thống nhất sẽ chưa quyết đề xuất mức tăng lương, thời điểm tăng lương năm 2024 tại phiên họp này mà lùi đến phiên họp thứ hai.

Hiện cả hệ thống chính trị đang tìm mọi cách để tháo gỡ, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động. Chính vì vậy, các thành viên đều đồng ý sẽ đề xuất điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

“Mức tăng như thế nào, thời điểm tăng từ 1.4 hay từ 1.7 thì phải chờ các thông tin, dữ liệu đầu vào dịp cuối năm nay để cùng xem xét, đánh giá tại phiên họp tới của Hội đồng Tiền lương quốc gia”, ông Quảng cho hay.

Khảo sát của Bộ LĐ-TB-XH tại 63 tỉnh, thành phố trong 4 tháng đầu năm cho thấy, hơn 500.000 người bị ảnh hưởng đến việc làm, trong đó có gần 300.000 người thôi việc. 

Phía Bộ LĐ-TB-XH cũng thống nhất sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong năm 2024, tuy nhiên, thời điểm tăng, mức tăng sẽ được xem xét kỹ hơn tại phiên họp tiếp theo, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 tới.

Sẽ tăng lương nhưng không phải thời điểm này

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bày tỏ: “Mong muốn điều chỉnh lương của người lao động là hoàn toàn chính đáng. Song, các doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn, các đơn hàng, các hợp đồng đang bị gián đoạn. Các chủ sử dụng lao động đang cố gắng duy trì việc làm các tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Điều chỉnh trong lúc này không phù hợp lắm. Tăng sẽ có tăng nhưng không phải thời điểm này”.

Theo ông Phòng, Hội đồng Tiền lương quốc gia chưa nên quyết định ngay việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Việc xem xét tăng lương cần có độ trễ và nên được quyết định căn cứ vào các thông số kinh tế, sản xuất thời gian tới đây.

Tại phiên họp, bộ phận kỹ thuật đã tính toán họp để đánh giá lại tình hình, để tăng lương cho năm 2024 vào cuối năm 2023. Đơn vị đưa ra đề xuất tăng lương vào thời điểm từ ngày 1.1.2024 hoặc ngày 1.7.2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu. 

Do đó, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất, cần thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương. 

Theo kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023 được đại diện Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trình bày tại cuộc họp, có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ thu nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Đáng chú ý, chỉ có 8,1% người lao động có dư tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập. 

Trước những khó khăn trên, đại diện phía người lao động cho rằng, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 2024 ở mức 5 – 6% là để bù đắp chỉ số trượt giá và để duy trì tiền lương thực tế cho người lao động.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, 2024, chốt, CHỮA, điểm, Những, sẽ, tăng, THIỂU, thời, tới, v&ugraveng

'Doanh nghiệp thường nói trong 1 năm hết đoàn này đến đoàn khác tới kiểm tra'

3rd August 2023 by admin

Quy chế được ký kết với 4 nội dung trọng tâm, nhằm tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan về vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM gặp nhiều khó khăn, nhiều người lao động bị thoát ra khỏi lưới an sinh xã hội.

 4 nội dung trọng tâm của quy chế phối hợp: Phối hợp hướng dẫn và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, BHXH, công đoàn trong doanh nghiệp. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật. Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, các bộ luật và luật có liên quan. Phối hợp trong công tác chăm lo đời sống công đoàn viên, công nhân lao động.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Hơn 46% người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ… có vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước.

Theo ông Lê Văn Thinh, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận gần 100.000 trường hợp nghỉ việc tại các doanh nghiệp và đề nghị giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thống kê cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại TP.HCM là hơn 4,6 triệu người, trong đó lao động đang làm việc là hơn 4,5 triệu người, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức chiếm 46,6%.

Trong thời gian qua, để thúc đẩy ổn định tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố, nhiều giải pháp được TP.HCM triển khai thực hiện.

“Với mong muốn tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong vấn đề lao động, việc làm, thông qua quy chế phối hợp này, chúng tôi đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác phối hợp, giám sát, tạo sự đồng thuận trong công tác hoạt động chung, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao”, ông Lê Văn Thinh nhấn mạnh.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 2.

Ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM, bày tỏ trăn trở về số liệu lao động chuyển từ chính thức sang phi chính thức hiện chiếm hơn 46%, đây là con số rất lớn và đáng lo ngại. Theo ông, đứng dưới góc độ là đơn vị tổ chức các chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp…, thì điều này cho thấy rất nhiều người đã thoát ra lưới an sinh xã hội.

“Ra khỏi lưới an sinh thì ốm đau, thai sản…, người lao động không được hưởng các chính sách, chế độ. Nhiều lao động chuyển từ không có việc làm ở các doanh nghiệp bắt đầu đi chạy xe ôm công nghệ, giao hàng, bán hàng online… hoàn toàn không tham gia đóng BHXH, dẫn đến nhiều thiệt thòi”, Giám đốc BHXH TP.HCM cho hay.

Đại diện BHXH TP.HCM mong muốn trong bối cảnh trên, thông qua quy chế phối hợp, thời gian tới BHXH TP.HCM sẽ có nhiều buổi phối hợp làm việc để đưa các lao động này vào thị trường chính thức. Bên cạnh đó, BHXH phối hợp các tổ chức đoàn thể, LĐLĐ TP.HCM để mở rộng người tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 3.

Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM

PHAN THU HOÀI

Hạn chế doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra

Tại hội nghị, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, đồng tình với sự chủ động của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM trong phối hợp các cơ quan thông qua hội nghị ký kết quy chế, đây cũng là sự kiện có ý nghĩa lớn trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố gặp khó khăn.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, các nội dung phối hợp sẽ là kênh thông tin để MTTQ Việt Nam TP.HCM, LĐLĐ TP.HCM tiếp tục tăng cường hơn công tác giám sát của mình, đặc biệt là trong quá trình thực hiện chủ trương liên quan đến vấn đề lao động, việc làm.

Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM kỳ vọng quy chế phối hợp sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành trong thời gian tới.

TP.HCM từng bước giải bài toán lao động, việc làm - Ảnh 4.

Các đơn vị ký kết quy chế phối hợp

PHAN THU HOÀI

“Khi chúng tôi tiếp cận doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường nói trong 1 năm hết đoàn này đến đoàn khác tới kiểm tra. Thực trạng không chỉ có 2, 3 ngành mà nhiều ngành khác, thậm chí bộ phận khác kiểm tra doanh nghiệp. Chúng ta nên tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra trên nhiều nội dung để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hạn chế doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều đoàn; mặt khác giúp tăng cường xử lý vi phạm của doanh nghiệp có hiệu quả”, ông Phạm Minh Tuấn cho hay.

Đồng tình và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, ông Lò Quân Hiệp, Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, BHXH mong muốn Sở LĐ-TB-XH và BHXH phối hợp thanh tra liên ngành để hạn chế nhiều đoàn xuống doanh nghiệp.

“Khi lựa chọn đơn vị có dấu hiệu vi phạm để thanh tra, việc đi cùng nhau xử lý đồng bộ sẽ hiệu quả hơn. Điều này giúp hạn chế xuống doanh nghiệp nhiều lần, nhiều đoàn; đồng thời xử lý vi phạm nhanh chóng, hiệu quả”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Lao động – Việc làm | Tổng hợp tin tức việc làm 24h

Filed Under: Tin tức Tagged With: &#039Doanh, đến, đo&agraven, hết, kh&aacutec, kiêm, n&agravey, n&oacutei, năm, nghiệp, thường, tới, tra&#039, trong

  • 1
  • 2
  • Next Page »

Recent Posts

  • Nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày?
  • Hàng nghìn việc làm thêm chờ sinh viên
  • Công ty TNHH Hue Vina nợ lương, bảo hiểm: Đảm bảo quyền lợi của công nhân
  • Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài
  • Đủ 'chiêu trò' trục lợi quỹ bảo BHXH, BHYT

Facebook

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

KẾT NỐI

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN