

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Doanh nghiệp chậm đóng BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động (Ảnh minh họa: Hải Long).
BHXH TPHCM vừa công bố danh sách 16.618 đơn vị chậm đóng BHXH cho người lao động từ 3 tháng trở lên (số liệu tính đến hết ngày 31/7, cập nhật ủy nhiệm chi đến hết ngày 12/8).
Trong số hơn 16.600 đơn vị này có rất nhiều đơn vị chây ì, không đóng BHXH cho người lao động nhiều năm liền với số tiền chậm đóng lên đến hàng tỷ đồng. Cá biệt, có những doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho hàng ngàn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách là Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình với số tiền chậm đóng lên đến gần 44,9 tỷ đồng. Do số lượng nhân sự lớn nên công ty này chỉ chậm đóng đến tháng thứ 13 nhưng số tiền chậm đóng tăng lên rất nhanh.
Ngoài Tập đoàn xây dựng Hòa Bình, trên địa bàn TPHCM còn có rất nhiều công ty chậm đóng BHXH kéo dài với số tiền chậm đóng lên đến hàng chục tỷ đồng.
Công ty CP TMDV Thiếu Nhi Mới chậm đóng đến tháng thứ 51 với số tiền hơn 31,2 tỷ đồng.
Công Ty CP Tập Đoàn Hưng Thịnh chậm đóng đến tháng thứ 17 với số tiền hơn 19,6 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons chậm đóng đến tháng thứ 18 với số tiền gần 16,2 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land chậm đóng đến tháng thứ 15 với số tiền hơn 24,8 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần PROPERTY X chậm đóng đến tháng thứ 18 với số tiền gần 16,5 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Dược Phẩm Pha No chậm đóng đến tháng thứ 43 với số tiền hơn 12,9 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo BHXH TPHCM, đơn vị này hy vọng khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, quy định chặt chẽ hành vi trốn đóng BHXH thì cơ quan điều tra có căn cứ để xử lý hình sự các hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH. Khi đó, chế tài sẽ đủ sức răn đe, các đơn vị sẽ hạn chế tình trạng chậm đóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Đây là dự báo tác động của luật BHXH 2024 đối với lương hưu sau khi đưa vào thực hiện vừa được Bộ LĐ-TB-XH đưa ra.
Từ 1.7.2025, sẽ có thêm nhiều người lao động được hưởng lương hưu
NGỌC THẮNG
Theo Bộ LĐ-TB-XH, luật BHXH 2024 được ban hành nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 28-NQ/T.Ư về cải cách chính sách BHXH, để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Khi thực hiện luật BHXH 2024, Bộ LĐ-TB-XH dự báo sẽ có nhiều người lao động hơn được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc như: chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất.
Đáng chú ý, sẽ có nhiều người lao động hơn được hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp hằng tháng, có nguồn thu nhập ổn định, được bảo đảm bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến tuổi nghỉ hưu.
Điều này có được thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn, thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Duy Cường, Phó vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết ngoài điều chỉnh lương hưu theo nguyên tắc chung, những người có mức lương hưu thấp và những người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu.
Tới đây, trong thực hiện quy định mới của luật BHXH, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, đề xuất các phương án cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quy định của luật, đó là điều chỉnh lương hưu thỏa đáng cho người lương hưu thấp, người nghỉ hưu trước năm 1995.
Cùng với việc thêm nhiều người có lương hưu, nhờ bổ sung chính sách trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, giúp nhiều người cao tuổi hơn được hưởng trợ cấp BHXH, được bảo đảm BHXH.
Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi mà không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng.
Bộ LĐ-TB-XH đánh giá, luật BHXH năm 2024 sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có điều kiện thuận lợi tham gia trong lĩnh vực BHXH, nhất là trong việc tham gia đóng góp và thụ hưởng các chế độ, chính sách về BHXH, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng tài liệu giới thiệu nội dung luật để mọi người dân dễ tiếp cận.
Lao động – Tin Tức Việc làm
by admin
Các nội dung được đề cập khi Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp đón bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam sáng 13/8.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: “Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua”.
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
“Đặt hàng” nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam – Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế – xã hội, lao động – việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
“Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức – một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia “đặt hàng” Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
“Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Ngày 9/8, tại Đà Nẵng đã diễn ra hội nghị sơ kết công tác triển khai quy chế phối hợp giữa 11 tỉnh, thành phố miền Trung trong việc quản lý tàu cá hoạt động khai thác thủy sản.
Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024, gần 800 tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình quá 10 ngày trên biển.
Tại Hà Tĩnh, tính đến hết ngày 27/7, toàn tỉnh này có 79/82 tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS (giám sát hành trình), còn 3 tàu hư hỏng, nằm bờ không hoạt động.
Tỉnh này có 5 lượt tàu mất kết nối giám sát hành trình trên 10 ngày trong năm 2023. Có 8/82 tàu mất kết nối từ 6 tháng trở lên, trong đó 6 tàu mất kết nối trên 1 năm. Nguyên nhân chính do thiếu lao động và vốn đầu tư dài ngày trên biển.
Trong khi đó, Đà Nẵng có 579/589 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Đà Nẵng phát hiện 19 tàu cá mất kết nối VMS, trong đó 18 tàu mất kết nối sau khi vào bờ tại Âu thuyền Thọ Quang, 1 tàu bị chìm trên biển. Hiện các tàu này đang tạm ngừng hoạt động.
Bình Định có 3.213/3.213 tàu hoạt động đã trang bị thiết bị giám sát hành trình (100%). Tỉnh này phát hiện 17 lượt tàu mất kết nối trên biển trên 10 ngày và đã xử phạt 16 trường hợp với tổng số tiền 395 triệu đồng.
Tại Thừa Thiên – Huế, tính đến 30/7, có 434/437 tàu cá có chiều dài lớn nhất trên 15m lắp thiết bị giám sát hành trình (99,3%).
Đối với Nghệ An, tính đến ngày 30/7, có 1.047/1.070 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (97,9%). Từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024, có 205 tàu cá mất kết nối quá 10 ngày trên biển, trong đó đã xử lý 102 tàu.
Tại Quảng Nam, từ năm 2023 đến nay không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt. Tuy nhiên, nguy cơ vi phạm vẫn rất cao. Từ tháng 10/2023 đến 24/7, tỉnh đã xử phạt 77 vụ vi phạm khai thác IUU với tổng số tiền hơn 2,3 tỷ đồng.
Đối với Quảng Ngãi, đến ngày 29/7 toàn tỉnh có 2.956/3.079 tàu có chiều dài 15m đã lắp VMS (99,44%). Tỉnh phát hiện 252 tàu cá mất kết nối trên biển trên 10 ngày.
Tỉnh Quảng Trị đến nay đã có 188/190 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (98,9%). Từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2024, tỉnh đã tổ chức 27 chuyến tuần tra, xử phạt 38 vụ vi phạm với số tiền hơn 325 triệu đồng.
Đến nay tỉnh Thanh Hóa đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 1.089/1.089 tàu cá (100%).
Các tỉnh Quảng Bình và Khánh Hòa chưa đề cập đến số liệu các tàu cá bị mất kết nối thiết bị giám sát hành trình trong báo cáo nêu trên.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi