

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Từ sáng sớm, ngư dân ở xóm chài Trần Phú (phường Dương Đông, TP Phú Quốc) đã phấn khởi trở về đất liền với tấm lưới dài hàng trăm mét nặng trĩu “lộc trời”.
Người dân phân loại cá trích và cá chỉ vàng (Ảnh: Bảo Trân).
Mỗi ngày có khoảng 30 chiếc thuyền neo đậu ven xóm chài Trần Phú chất đầy cá trích, không khí làng chài mùa này khá tất bật, ai nấy đều bận rộn.
Theo các ngư dân, rạng sáng là lúc cá trích di chuyển theo từng đàn đi kiếm ăn, xuất hiện dày đặc, tạo thành những luồng sáng trắng lấp lánh trong thời gian từ 2h đến 5h sáng.
Phú Quốc vào mùa “cá ăn sống” đặc sản
Cá trích bơi ở độ sâu khoảng 2-5m, cách bờ từ 10 hải lý (18,5km). Vì vậy, ngư dân chỉ cần rọi đèn theo luồng sáng mà cá bơi rồi khoanh vùng và hợp sức bung chiếc lưới dài hàng trăm mét để tóm gọn những mẻ cá trích đầu mùa.
Sau 15-20 phút, khi cảm thấy lưới nặng, ngư dân sẽ kéo lưới lên rồi đặt gọn trong khoang thuyền. Trên tấm lưới dài hàng trăm mét, cá mắc chi chít. Khi ấy, 3-4 người hợp lại tháo cá, 1 người khác sẽ chịu trách nhiệm phân loại. Cá mắc lưới có nhiều loại nhưng nhiều nhất là cá trích, hoặc cá chỉ vàng.
Mùa cá trích là mùa giúp thu nhập của gia đình ông Ngô Hoài Đưa tăng mạnh (Ảnh: Bảo Trân).
Bàn tay thoăn thoắt gỡ cá trích mắc dày đặc trên tấm lưới, ông Ngô Hoài Đưa (58 tuổi, ngụ xóm chài Trần Phú) phấn khởi cho biết, vùng biển Phú Quốc vào mùa cá trích sớm hơn so với các vùng biển khác. Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân có thể kiếm từ 3 đến 4 tạ cá trích trở lên, thu nhập lên tới vài triệu đồng/ngày.
Theo ông Đưa, mùa cá trích bắt đầu từ tháng 9 đến khoảng tháng 3 năm sau (theo lịch Âm). Thuyền của ông có 3 lao động, vào mùa này họ thường ra khơi từ 2h đến 8h sáng.
Cá trích là đặc sản ở Phú Quốc (Ảnh: Bảo Trân).
Những ngày gần đây, mỗi chuyến ra khơi kéo dài 7-8 tiếng, ông Đưa có thể bắt được 500kg – 1 tấn cá trích, gấp hai, ba lần so với bình thường.
“Dịp này thời tiết nắng ráo, sóng nhẹ nên cá trích xuất hiện dày đặc. Tôi có chục tay lưới, dài khoảng 1.000m, mỗi buổi kéo vậy cũng thu vài trăm kg, có ngày cả tấn cá”, ông Đưa nói.
Dọc bờ biển dài gần 2km, những chiếc chòi che nắng tạm được xem là điểm tập kết sau khi những chiếc thuyền chở lưới cá nặng trĩu về, mỗi gia đình đều phải huy động thêm người thân gỡ cá. Nhiều thương lái đến thu mua cá cũng hỗ trợ ngư dân gỡ cá cho kịp thời gian ra chợ bán.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh (một thương lái thu mua cá trích ở phường Dương Đông) cho biết: “Thời điểm này ở Phú Quốc có nhiều cá trích, tôi thu mua từ 15.000 đến 40.000 đồng/kg tùy kích cỡ, thời điểm. Mua gom cá rồi bán lại cho nhà hàng, quán ăn, chợ. Họ thường làm gỏi, nướng, kho,… rất nhiều món”.
Món gỏi cá trích (Ảnh: T.H).
Ngoài nhập cho thương lái, ngư dân Phú Quốc còn đưa cá tới các chợ trên địa bàn bán lẻ.
Theo các tiểu thương, cứ 1 tạ cá trích, ngư dân có thể kiếm hơn 2 triệu đồng. Nếu trừ hết nhân công, nhiên liệu có thể lời hơn 1 triệu đồng/1 tạ cá.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Loại quả chát cho doanh thu 20 tỷ đồng/năm
Gia đình ông Nguyễn Duy Nhi (xóm 6, xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An) trồng khoảng 2ha hồng, với hơn 100 gốc trên sườn đồi, chủ yếu là hồng gáo và hồng cậy. Thời điểm này, gia đình ông đã hoàn tất thu hoạch quả hồng gáo.
“Hồng gáo là loại quả thon, dài, ngon và ngọt hơn hồng cậy. Vụ này chúng tôi thu hoạch 1 tấn quả hồng gáo, giá 30.000 đồng/kg, được 30 triệu đồng”, ông Nhi cho hay.
Hồng cậy của gia đình anh Nguyễn Duy Nhi sẽ cho thu hoạch vào cuối tháng 10, ước đạt 1 tấn quả (Ảnh: Hoàng Lam).
Giống hồng cậy quả nhỏ hơn, thời gian chín muộn hơn, dự kiến khoảng 1 tháng nữa mới vào vụ thu hoạch.
Theo ông Nhi, hồng cậy giá chỉ bằng 2/3 hồng gáo. Gia đình ông dự kiến thu hoạch khoảng 1 tấn hồng cậy, ước đạt 20 triệu đồng.
“Năm nay hồng được giá, người trồng hồng phấn khởi”, ông Nhi chia sẻ. Theo người đàn ông này, với địa thế đất vườn đồi, trồng hồng mang lại giá trị kinh tế hơn các loại cây trồng khác. Cùng với hồng, người dân có thể xen canh mít, chè… để nâng cao nguồn thu.
Xã nông thôn thu cả chục tỷ đồng từ quả hồng (Video: Hoàng Lam).
Bên cạnh trồng hồng lấy quả, gia đình bà Trần Thị Loan (xóm 7, xã Nam Anh) còn là cơ sở thu mua hồng của người dân trong xã. Trung bình mỗi năm, cơ sở của bà Loan thu mua khoảng 50 tấn quả, sơ chế và cung cấp cho thị trường thành phố Vinh, Hà Nội.
Theo bà Loan, giá hồng năm nay cao hơn các năm trước. Nếu như các năm trước hồng có giá 18.000-25.000 đồng/kg thì năm nay, giá hồng gáo có thời điểm trên 30.000 đồng/kg.
Hồng được thu hoạch khi quả ngả màu vàng khoảng 70%. Tuy nhiên, lúc này quả còn chát, chưa thể ăn được, do vậy phải trải qua giai đoạn ngâm hoặc ủ hồng, tùy theo nhu cầu sử dụng.
Hồng ủ sẽ chín đỏ, mềm và mọng, vị ngọt đậm. Quá trình ủ hồng kéo dài khoảng 2,5 ngày. Trong khi đó, hồng ngâm sẽ giòn, ngọt, thời gian sử dụng dài và giảm hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Quả hồng phải ngâm 3-4 ngày để ra bớt nhựa chát và chín, ngọt hơn (Ảnh: Hoàng Lam).
“Chúng tôi sử dụng nước giếng khoan để ngâm hồng. Thời gian ngâm tùy vào thời tiết, nếu nắng ấm mất 3 ngày, nếu trời mưa lạnh phải ngâm 4 ngày quả hồng mới ra hết nhựa chát và có độ ngọt đạt yêu cầu”, bà Loan cho hay.
Sau khi ngâm đủ thời gian, hồng được rửa qua một lần để làm sạch chất nhờn bám vào vỏ, đóng bì gửi đi tiêu thụ. Quá trình ngâm hồng cần tuyệt đối tránh để vương nước mưa vào thùng, nếu không quả hồng sẽ bị nứt vỏ, hư hỏng.
Phát huy 3 giá trị kinh tế từ cây hồng
Ông Nguyễn Thúc Quang, Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho biết, trên địa bàn có gần 100ha trồng hồng, tập trung tại 5/8 xóm của xã. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng hồng lớn nhất huyện Nam Đàn.
Theo ông Quang, bên cạnh số gốc hồng cổ thụ trên 100 năm tuổi, còn lại chủ yếu là hồng trong độ tuổi 20-40 năm. Cây hồng không tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm.
“Hồng Nam Anh nổi tiếng là giòn, ngọt, độ đường cao, năng suất và chất lượng ổn định. Trung bình mỗi năm, người trồng hồng toàn xã thu hoạch 500-700 tấn quả. Hồng có năm được giá, năm xuống giá, nhưng chỉ tính riêng bán quả, hàng năm người dân trong xã thu hơn 17 tỷ đồng”, ông Quang thông tin.
Ông Quang cho biết, cây hồng chiếm vị trí quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh bảo tồn các gốc hồng cổ, mở rộng diện tích trồng mới, địa phương đã và đang xây dựng hướng phát triển nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của loài cây ăn quả này.
Bên cạnh trồng hồng lấy quả bán, thời gian gần đây, trên địa bàn xuất hiện mô hình du lịch trải nghiệm tại các vườn hồng.
Vào cuối tháng 9 âm lịch, gió heo may về cũng là khi những vườn hồng trút bỏ lá, quả hồng chín vàng ruộm cả không gian. Những cành cây khẳng khiu, lúc lỉu quả vàng trở thành điểm nhấn đặc biệt, khiến vườn hồng ở xã bán sơn địa này có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách.
Vào cuối tháng 10, hồng trút lá, quả vàng rực, những vườn hồng ở xã Nam Anh trở thành điểm thu hút khách tham quan, chụp ảnh (Ảnh: Hoàng Lam).
Sau thời gian cho các cá nhân ngoài địa bàn “mua quạ” quả và thuê vườn, hiện nhiều hộ trồng hồng đã tự đầu tư các hạng mục để thu hút khách tham quan, chụp ảnh. Mô hình này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ trồng hồng ở xã Nam Anh.
Để đảm bảo chất lượng và sản lượng cho vụ sau, hoạt động du lịch trải nghiệm được thực hiện khi hồng bắt đầu chín và kết thúc vào tháng 10 âm lịch.
“Ngoài bán hồng quả, xây dựng và phát triển du lịch canh nông từ các vườn hồng, trên địa bàn xã hiện có cơ sở chế biến rượu hồng, đạt chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) 2 sao”, ông Quang cho hay.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa cho ý kiến về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 2025 và một số ngày lễ trong năm 2025.
Về lịch nghỉ Tết Nguyên đán, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với đề xuất nghỉ 9 ngày, từ ngày 25/1/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết ngày 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Bên cạnh đó, về nghỉ lễ Quốc khánh, đơn vị này cũng thống nhất phương án nghỉ 2 ngày, trong đó có 1 ngày liền kề trước ngày 2/9. Như vậy, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp dịp này, từ ngày 30/8/2025 đến hết ngày 2/9/2025.
Với dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với đề xuất nghỉ 5 ngày, từ 30/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025.
Theo phương án này, sẽ bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường (2/5/2025) sang thứ bảy ngày 26/4/2025.
Phương án nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ được đề xuất kéo dài 9 ngày liên tục (Đồ họa: Tuấn Huy).
Ngoài Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có công văn tham gia ý kiến về ngày nghỉ Tết Nguyên đán và một số ngày nghỉ lễ trong năm 2025. Các cơ quan này đều nhất trí với phương án nghỉ Tết Âm lịch như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất.
Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, để trình Thủ tướng Chính phủ đối với người lao động khu vực nhà nước.
Theo đề xuất của Bộ này, Tết Nguyên đán 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục.
Cụ thể, lịch nghỉ Tết chính thức là từ thứ hai, ngày 27/1/2025, tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn, nối qua 29 tháng Chạp và 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết, tức hết ngày thứ sáu, 31/1/2025.
Tuy nhiên, liền trước 5 ngày nghỉ chính thức là 2 ngày nghỉ cuối tuần, thứ bảy, chủ nhật ngày 25-26/1/2025. Sau những ngày nghỉ chính thức lại tới 2 ngày nghỉ cuối tuần tiếp theo, thứ bảy, chủ nhật ngày 1-2/2/2025.
Vậy nên thực tế, lịch nghỉ Tết Nguyên đán tới đây sẽ bắt đầu từ thứ bảy, 25/1/2025 đến hết chủ nhật ngày 2/2/2025 Dương lịch (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Từ sáng sớm, người dân ở vùng Cùa (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) đã chuẩn bị đèn pin, những chiếc giỏ nhựa, đi vào các cánh rừng trên địa bàn để hái nấm tràm.
Theo một số người dân, nấm tràm mọc không cố định mà tùy thuộc vào thời tiết. Thời điểm nấm mọc nhiều nhất là sau những cơn mưa, thời gian chuyển mùa, bắt đầu từ tháng 9.
Người dân Quảng Trị vào rừng hái nấm tràm (Ảnh: Nhật Anh).
Nấm tràm thường mọc trên lớp lá rụng trong rừng tràm, rất dễ thấy nhờ tai nấm màu tím nhạt, cao 3-6cm. Vòng đời phát triển của loài nấm này khá ngắn, chỉ 3-5 ngày đã lụi tàn. Sau khoảng 1 tháng vào mùa, nấm sẽ biến mất cho tới mùa mưa năm sau.
Vì thời gian nấm mọc và lụi tàn nhanh nên khi đến mùa, rất đông người dân tranh thủ vào rừng hái để bán, kiếm thêm thu nhập.
Anh Nguyễn Tuấn Vũ (28 tuổi), trú thôn Mai Trung, xã Cam Chính, cho hay, mỗi khi tới mùa nấm, bà con ở đây rủ nhau đi hái rất nhiều, họ thường đi theo từng tốp 3-4 người, xuất phát lúc sáng sớm.
“Hiện nay mới vào mùa nên nấm rất nhiều, mọi người thường đi hái nấm từ rất sớm vì đi muộn sợ nấm tàn, không ngon. Với 1kg nấm sau khi được làm sạch sẽ có giá 50.000 đồng, nấm được phơi khô giá còn cao hơn”, anh Vũ nói.
Nấm mọc trong các cánh rừng tràm vào mùa mưa, sau 3-5 ngày sẽ tàn lụi (Ảnh: Nhật Anh).
Không chỉ ở Quảng Trị, những ngày qua, nhiều người dân ở các huyện Lệ Thủy, Bố Trạch (Quảng Bình) cũng đổ xô vào rừng để hái nấm tràm.
Bà Lê Thị Hồng, trú huyện Lệ Thủy, cho biết, những ngày qua, người dân địa phương đi hái nấm tràm như đi hội. Nấm tràm sau khi được hái sẽ đưa về chợ hoặc những khu vực đông người qua lại để bán. Loại nấm này rất đắt hàng, cuối mùa còn có thể bán với giá hơn 100.000 đồng/kg.
Theo bà Hồng, nấm tràm là “lộc trời”, sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Nấm có màu nâu tím, bên trong tai có màu trắng mịn cùng hình dáng đẹp. Đặc trưng của nấm tràm là không có vị ngọt như nhiều loại nấm khác mà rất đắng.
“Khi mùa nấm tràm nở rộ, người dân chúng tôi lại rủ nhau vào những cánh rừng tràm để hái đem bán. Trung bình mỗi người đi hái nấm một buổi cũng thu được 10-15kg, giá nấm tràm tại Quảng Bình hiện nay khoảng 60.000 đồng/kg”, bà Hồng nói.
Sau một buổi vào rừng, người dân có thể hái được 10-15kg nấm tràm (Ảnh: Nhật Anh).
Vị đắng của nấm tràm thực sự là thách thức với những ai mới ăn lần đầu. Tuy nhiên nếu khi đã ăn vài lần, quen vị thì nấm tràm trở thành một món ngon, hấp dẫn khó bỏ qua mỗi khi mùa nấm về.
Nấm sau khi hái về được gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, rửa sạch nhiều lần với nước muối, để ráo nước rồi chế biến thành món ăn. Đối với ai không hợp vị đắng của nấm có thể gọt sạch vỏ rồi luộc sơ qua trước khi chế biến.
Nấm tràm có thể dùng chế biến thành nhiều món ăn như: xào với rau muống, nấu canh rau lang, nấu cháo bột lọc, cắt nhỏ đổ chả trứng hoặc ăn kèm với lẩu.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi