

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Mới đây, Meta – Tập đoàn công nghệ sở hữu Facebook và Instagram – đã sa thải 24 nhân viên tại văn phòng ở Los Angeles, vì những người này dùng 25 USD tiền trợ cấp ăn uống không đúng mục đích.
24 nhân viên bị sa thải vì dùng tiền trợ cấp ăn uống để mua đồ dùng trong nhà (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Meta nổi tiếng là tập đoàn cung cấp nhiều đặc quyền cho nhân viên, đặc biệt trong chuyện ăn uống. Trong khi một số văn phòng lớn của Meta được bố trí căn tin cung cấp miễn phí phần ăn cho nhân viên, nhiều văn phòng nhỏ sẽ phát phiếu ăn trị giá 20-25 USD để nhân viên tự đặt đồ ăn đến trụ sở.
Trong một cuộc điều tra nội bộ, bộ phận quản lý phát hiện một số nhân viên tại văn phòng ở Los Angeles đã dùng tiền trợ cấp để mua bột giặt, miếng dán mụn, kem đánh răng… hoặc đặt phần ăn giao về nhà. Vì thế, Meta quyết định sa thải họ như một phần của đợt tái cấu trúc riêng biệt.
Meta đã sa thải hơn 20.000 nhân viên trong năm 2023. Trong hồ sơ nộp lên cơ quan quản lý nhà nước, tổng mức lương trung bình hằng năm của mỗi nhân viên làm việc tại Meta (trừ CEO Mark Zuckerberg) là 379.050 USD.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Từ sáng sớm, ngư dân ở xóm chài Trần Phú (phường Dương Đông, TP Phú Quốc) đã phấn khởi trở về đất liền với tấm lưới dài hàng trăm mét nặng trĩu “lộc trời”.
Người dân phân loại cá trích và cá chỉ vàng (Ảnh: Bảo Trân).
Mỗi ngày có khoảng 30 chiếc thuyền neo đậu ven xóm chài Trần Phú chất đầy cá trích, không khí làng chài mùa này khá tất bật, ai nấy đều bận rộn.
Theo các ngư dân, rạng sáng là lúc cá trích di chuyển theo từng đàn đi kiếm ăn, xuất hiện dày đặc, tạo thành những luồng sáng trắng lấp lánh trong thời gian từ 2h đến 5h sáng.
Phú Quốc vào mùa “cá ăn sống” đặc sản
Cá trích bơi ở độ sâu khoảng 2-5m, cách bờ từ 10 hải lý (18,5km). Vì vậy, ngư dân chỉ cần rọi đèn theo luồng sáng mà cá bơi rồi khoanh vùng và hợp sức bung chiếc lưới dài hàng trăm mét để tóm gọn những mẻ cá trích đầu mùa.
Sau 15-20 phút, khi cảm thấy lưới nặng, ngư dân sẽ kéo lưới lên rồi đặt gọn trong khoang thuyền. Trên tấm lưới dài hàng trăm mét, cá mắc chi chít. Khi ấy, 3-4 người hợp lại tháo cá, 1 người khác sẽ chịu trách nhiệm phân loại. Cá mắc lưới có nhiều loại nhưng nhiều nhất là cá trích, hoặc cá chỉ vàng.
Mùa cá trích là mùa giúp thu nhập của gia đình ông Ngô Hoài Đưa tăng mạnh (Ảnh: Bảo Trân).
Bàn tay thoăn thoắt gỡ cá trích mắc dày đặc trên tấm lưới, ông Ngô Hoài Đưa (58 tuổi, ngụ xóm chài Trần Phú) phấn khởi cho biết, vùng biển Phú Quốc vào mùa cá trích sớm hơn so với các vùng biển khác. Mỗi chuyến ra khơi, ngư dân có thể kiếm từ 3 đến 4 tạ cá trích trở lên, thu nhập lên tới vài triệu đồng/ngày.
Theo ông Đưa, mùa cá trích bắt đầu từ tháng 9 đến khoảng tháng 3 năm sau (theo lịch Âm). Thuyền của ông có 3 lao động, vào mùa này họ thường ra khơi từ 2h đến 8h sáng.
Cá trích là đặc sản ở Phú Quốc (Ảnh: Bảo Trân).
Những ngày gần đây, mỗi chuyến ra khơi kéo dài 7-8 tiếng, ông Đưa có thể bắt được 500kg – 1 tấn cá trích, gấp hai, ba lần so với bình thường.
“Dịp này thời tiết nắng ráo, sóng nhẹ nên cá trích xuất hiện dày đặc. Tôi có chục tay lưới, dài khoảng 1.000m, mỗi buổi kéo vậy cũng thu vài trăm kg, có ngày cả tấn cá”, ông Đưa nói.
Dọc bờ biển dài gần 2km, những chiếc chòi che nắng tạm được xem là điểm tập kết sau khi những chiếc thuyền chở lưới cá nặng trĩu về, mỗi gia đình đều phải huy động thêm người thân gỡ cá. Nhiều thương lái đến thu mua cá cũng hỗ trợ ngư dân gỡ cá cho kịp thời gian ra chợ bán.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh (một thương lái thu mua cá trích ở phường Dương Đông) cho biết: “Thời điểm này ở Phú Quốc có nhiều cá trích, tôi thu mua từ 15.000 đến 40.000 đồng/kg tùy kích cỡ, thời điểm. Mua gom cá rồi bán lại cho nhà hàng, quán ăn, chợ. Họ thường làm gỏi, nướng, kho,… rất nhiều món”.
Món gỏi cá trích (Ảnh: T.H).
Ngoài nhập cho thương lái, ngư dân Phú Quốc còn đưa cá tới các chợ trên địa bàn bán lẻ.
Theo các tiểu thương, cứ 1 tạ cá trích, ngư dân có thể kiếm hơn 2 triệu đồng. Nếu trừ hết nhân công, nhiên liệu có thể lời hơn 1 triệu đồng/1 tạ cá.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Anh Trần Văn Vũ (38 tuổi) sinh ra ở vùng quê ven biển thuộc phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đặc trưng của vùng đất này là hình ảnh cây xương rồng (người dân địa phương gọi là lưỡi rồng, tên khoa học là Nopalea cochenillifera) mọc dại trên những trảng cát khô cằn.
Lớn lên, anh Vũ rời quê hương vào TPHCM học đại học và trở thành kỹ sư xây dựng. Sau một thời gian làm việc tại TPHCM, qua sách báo, anh Vũ tình cờ đọc được thông tin về các hoạt chất dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh của cây lưỡi rồng.
Anh Trần Văn Vũ quyết định khởi nghiệp từ cây lưỡi rồng (Ảnh: Trung Thi).
Tìm hiểu sâu hơn, người con Phú Yên nhận thấy cây lưỡi rồng có giá trị kinh tế lớn ở các nước như Mỹ, Mexico, Ấn Độ, nhưng tại Việt Nam, ít người nghiên cứu chuyên sâu, đầu tư, phát triển loại cây này thành mặt hàng kinh tế.
“Cây lưỡi rồng có nhiều chất dinh dưỡng, nên từ thuở nhỏ tôi đã thấy bố mẹ và người trong làng hái để luộc, nấu canh ăn. Nó có sức sống mãnh liệt trong môi trường khô hạn nên rất dễ trồng. Tôi muốn trồng và làm giàu bằng loài cây này trên chính mảnh đất quê hương”, anh Vũ chia sẻ.
Nghĩ là làm, năm 2018, anh Vũ rời TPHCM về Phú Yên, dồn lực khởi nghiệp. Từ diện tích 300m2, đến nay anh đã sở hữu 5ha cây xương rồng được trồng tại thị xã Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa.
Thấy anh dồn tiền bạc để trồng loài cây dại, nhiều người nghi ngờ, can gián. “Lúc đầu, nhiều người còn nói tôi khùng hay sao lại trồng cây lưỡi rồng”, anh Vũ kể.
Theo anh Vũ, lưỡi rồng trồng 1 năm bắt đầu cho thu hoạch với sản lượng 50-80 tấn/ha. Giá thu mua 2.000-3.000 đồng/kg.
Cây lưỡi rồng được anh Vũ đầu tư trồng ở thị xã Đông Hòa (Ảnh: Trung Thi).
Mặc dù cây lưỡi rồng dễ trồng, nhưng tìm hướng đi, cách chế biến và để người dân cả nước biết đến, sử dụng là điều không dễ dàng.
“Những năm đầu, tôi chế biến lưỡi rồng để “đánh” vào ngành hàng thực phẩm, kết hợp với gạo làm bún, phở, bánh tráng…. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thực phẩm cao mà doanh thu không đáng kể nên lợi nhuận mang về thấp”, anh Vũ kể.
Không nản lòng, anh Vũ tìm đến các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, hóa học, thực phẩm… nhờ hỗ trợ. Sau khi nghiên cứu, anh quyết định rẽ hướng sang ngành mỹ phẩm, áp dụng công nghệ chiết xuất dưỡng chất từ lưỡi rồng tươi.
Bỏ tiền tỷ để sắm máy móc và nhờ chuyên gia hướng dẫn, tư vấn, đến nay anh Vũ cho ra đời nhiều loại mỹ phẩm từ cây lưỡi rồng, được người dùng đón nhận. Hiện ngành mỹ phẩm mang về cho anh Vũ doanh thu khoảng 200 triệu đồng/tháng.
Từ hoạt động điều chế các loại mỹ phẩm chiết xuất từ loài cây không cành, không lá, thân toàn gai, 2 xưởng sản xuất của anh Vũ đã giúp giải quyết công ăn việc làm cho 20 lao động tại địa phương, trong đó 10 lao động thời vụ với mức thu nhập 200.000 đồng/ngày và 10 lao động thường xuyên với mức lương 4,5-10 triệu đồng/tháng.
Công đoạn cắt lát lưỡi rồng để chiết xuất tinh chất làm mỹ phẩm được thực hiện bằng máy móc (Ảnh: Trung Thi).
“Tôi làm ở đây gần được 1 năm với mức thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. Dù lương không cao so với thành phố, nhưng xưởng của anh Vũ gần nhà, không phải tốn tiền trọ, chi phí đi lại nên tôi thấy khá ổn, muốn tiếp tục gắn bó”, chị Tiền, lao động tại xưởng cho hay.
Ông Trần Văn Trí, Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Nam, cho biết trước đây cây lưỡi rồng mọc dại quanh bờ rào, người dân địa phương hái cành non để nấu canh, ăn sống.
“Lâu nay, giá trị của loài xương rồng này chỉ dừng ở việc nấu nướng quanh bếp quê, vậy mà nay anh Vũ lại mạnh dạn đầu tư trồng, chế biến cây lưỡi rồng theo hướng phát triển kinh tế xanh. Về phía địa phương, chúng tôi rất ủng hộ mô hình này”, ông Trí quan niệm.
Chủ tịch phường Hòa Hiệp Nam cũng xác nhận, xưởng của anh Vũ có đóng góp tích cực, tạo thêm công ăn, việc làm cho người dân địa phương.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
by admin
Ngày 12/10, ông Lê Văn Duyên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, xác nhận, đơn vị đã thu hồi toàn bộ số tiền phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 đã chi không đúng đối tượng, để trả lại cho những cán bộ, nhân viên y tế thuộc đối tượng được thụ hưởng.
Theo ông Duyên, số tiền truy thu được nộp vào tài khoản của Công đoàn trung tâm và đã được kế toán chuyển khoản đúng đối tượng, đủ số tiền.
Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar đã thu hồi 1,5 tỷ đồng phụ cấp ưu đãi nghề để chi trả đúng đối tượng (Ảnh: Thúy Diễm).
“Riêng một số cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác sẽ nhận lại tiền mặt tại Công đoàn của Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar”, ông Duyên cho hay.
Được nhận lại số tiền phụ cấp ưu đãi nghề từng bị trích lại, một cán bộ công tác tại Trung tâm Y tế Cư M’gar vui mừng vì chế độ được trả lại đúng đối tượng, đảm bảo sự công bằng, khách quan. Như vậy, nhiều người không phải ấm ức như thời gian qua.
Trước đó, có 267 cán bộ nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar nhận phụ cấp ưu đãi nghề với số tiền trên 16,2 tỷ đồng. 265 người phải nộp lại 10% (có 2 người không nộp), khoảng 1,5 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Duyên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar (đứng) (Ảnh: Thúy Diễm).
Số tiền được chi lại cho ban giám đốc (đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 90%) và những người không thuộc đối tượng dao động 20-88 triệu đồng. Trong số này, có một nhân viên y tế không nhận hỗ trợ trên 78 triệu đồng do thấy bản thân không thuộc đối tượng được nhận.
Bức xúc việc bị cắt 10% tiền ưu đãi nghề, một số cán bộ nhân viên đã làm đơn gửi tới cơ quan chức năng và báo chí.
Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk đã xác minh, khẳng định việc trích lại 10% chế độ là đúng sự thật và đề nghị Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar phải thu hồi để hoàn trả lại số tiền chi sai; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan đến các tồn tại trong việc tham mưu, nộp lại tiền.
Ông Bùi Nam Ơn, nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar, cho rằng các thông tin về làm rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phía đơn vị đã báo cáo Sở Y tế Đắk Lắk. Do đó, trung tâm không muốn trao đổi gì thêm.
Còn theo nguồn tin từ Sở Y tế Đắk Lắk, Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar đã xin được kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc. Đến nay chưa có cá nhân nào trong đơn vị đứng ra nhận trách nhiệm về sự việc.
Như Dân trí đã phản ánh, hàng trăm cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế Cư M’gar phải trích lại 10% phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 với khoảng 1,5 tỷ đồng để chi lại cho ban giám đốc trung tâm cùng nhiều người khác, không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp.
Phía lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar cho rằng việc trích lại 10% là hoàn toàn tự nguyện, được thống nhất trong cuộc họp Hội nghị cán bộ viên chức tháng 7/2023 và việc trích lại tiền phụ cấp nhằm tạo sự… đoàn kết, công bằng trong đơn vị.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi